Một buổi trưa, nắng gắt, cái nóng oi bức cộng
với sự ngột ngạt của Sài Gòn khiến cho ai ai cũng cảm thấy khó chịu, 1 cái quán
cóc nhỏ ven đường Nguyễn Công Trứ, trước 1 ngôi nhà có vẽ củ kỹ và lạc lỏng
trong khu vực những ngân hàng đồ sộ sầm uất kẻ ra người vào.
Tôi cùng hai người đồng nghiệp ngồi xuống ghế, gọi 3 ly café đá, bàn những chuyện tiếu lâm cho đở mệt, đảo mắt nhìn vào ngôi nhà, tôi phát hiện những bức tranh củ kỹ nhưng rất có hồn dân tộc, cộng với những vật dụng bài trí trong nhà cũng tòan là đồ cổ, tò mò tôi hỏi chủ quán thì được biết cha chồng của chủ quán là 1 họa sĩ và những bức họa ấy do chính tay cụ vẽ.
Nghe những lời này tôi càng muốn được làm quen với cụ, bước vào trong tôi thấy nào là tranh, giấy cọ vẽ,..những vật dụng nằm la liệt trên bàn và nhiều nơi khác trong nhà.
Một ông cụ gầy gò bước ra ,trạc ngòai 80, đeo mắt kính tuy không được khỏe mạnh nhưng nói chuyện vẫn còn minh mẫn. Cụ bảo rằng cụ là họa sĩ Tú Duyên, người sáng tạo ra ngành thủ ấn họa độc đáo của ngành Mỹ thuật Việt Nam. Cụ đưa 1cuốn sổ tay củ, trong đó có nhiều bài báo viết về cụ, mà cụ đã cất công cắt dán cẫn thận.
Tôi chợt nhớ đến Thầy Tám , Phạm Mạnh Hùng, người thầy đầu tiên khi tôi còn thiếu thời, và nhớ lại câu chuyện kể ngày xưa của Thầy, thầy từng có 1 người bạ chuyên vẽ tranh bằng những ngón tay cùng quê ở Bát Tràng, nhà ở đường Nguyễn Công Trứ, thật là trái đất tròn và sau gần hai mươi năm từ câu chuyện kể của thầy về người bạn vong niên bây giờ tôi mới được gặp.
Sau khi tự giới thiệu và nói tên thầy Phạm Mạnh Hùng, ông cụ xác nhận là có người bạn như thế và nói chuyện với tôi về Thầy Tám, qua cách nói chuyện đầy chân tình của ông, tôi đã cảm động và xin vời cụ một ngày không xa tôi sẽ quay lại thăm cụ và chụp ảnh chung với cụ để làm kỹ niệm. Cụ Tú Duyên, 1 họa sĩ, 1 người bạn vong niên của thầy tôi, ôi con người mà tôi nghe danh gần hai mươi năm giờ mới gặp, thực sự tôi không biết nói gì hơn nữa chỉ mong cụ mãi khỏe mạnh để tôi còn có dịp thăm và trò chuyện cùng ông như đã từng trò chuyện cùng Thầy Tám ngày xưa.
(Tạp Bút Gia | Thời Gian Cuộc Sống)