TÚ DUYÊN :: THỦ ẤN HỌA

A dedicated website has been launched by a fan. Created to highlight the work of woodblock printmaking, an art form and prints of highest artistic stage by Vietnamese artist Tu-Duyen!

“…Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ khiến người coi cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng từng lúc, từng khi. Cái đó là do theo nguồn cảm hứng của họa sĩ tạo nên. Họa sĩ ấy là ai? Là TÚ DUYÊN vậy…”

Sunday, January 29, 2012

CHIA SẺ VÀI Ý NIỆM

(trích đoạn)...

Tranh Trần Bình Trọng: Từ lâu tôi đã rất kính phục vị dũng tướng này của nhà Trần. Tôi đã xem hình vẽ về ông của một số họa sĩ Việt nam trước đó. Tôi thích bức tranh của họa sĩ Tú Duyên. Trong tranh bộc lộ vẻ khảng khái, coi thường vinh hoa, phú quý, xem nhẹ cái chết của Trần Bình Trọng. Khi phác thảo tranh ông, tôi vẫn nghĩ hoài câu "sinh vi tướng, tử vi thần". Cho nên vừa xong bức Lý Thường Kiệt, tôi tạo phác thảo Trần Bình Trọng ngay cũng với ý tưởng đó. Nếu như Lý Thường Kiệt là hộ quốc thần từ trời hiển hiện ra thì Trần Bình Trọng là vị hộ quốc thần từ sông núi vươn lên. Tôi nhớ đến cái trụ đồng Mã Viện muốn "xiềng xích" dân mình. Cho nên tôi vẽ ông từ bán thân là núi, vươn dậy bức xiềng xích đó, khí thế uy dũng, rền vang trời đất. Tôi đưa thêm vào tranh một con mãnh hổ để họa thêm cho ý "mãnh hổ tướng". Và phía dưới là nhỏ bé một đoàn quân xâm lược đang hoảng vía, kinh sợ. Tôi sử dụng lối vẽ truyện tranh hiện đại cùng với bộ môn graphic design. Khi được khoảng 90% hoàn tất, tôi cho một số trẻ em xem để dọ ý. Tụi nhỏ trong lớp Việt ngữ trầm trồ "Vietnamese hero" không thua gì "super hero" của Mỹ. Tụi nhỏ háo hứng hỏi "Who is he?" "Please tell us about him". Chỉ có thế, tôi chỉ mong bọn nhỏ qua các bức vẽ của Viet Toon sẽ thích thú mà tìm đến sử sách Việt nam. Được vậy thì ở quê người, dù thời gian trải dài về sau bao lâu, vẫn không e ngại họ sẽ mất gốc.

Có dịp tôi sẽ lại xin phép tâm tình thêm về các họa phẩm khác. Tuy nhiên, sẵn đây, một lần nữa, tôi xin chân thành cảm tạ và tri nhận ý kiến đóng góp của quý vị. Có những bức tranh đã được tu chỉnh nhờ các ý kiến chỉ bảo ấy. Xin nghiêng mình cảm ơn.

(viettoon)

Saturday, January 21, 2012

SAIGON FINE ARTS MUSEUM

I visited the Saigon Fine Arts Museum today and then wandered around District 1. It was a hot day but the streets were quieter on the eve of the big celebration tomorrow – 2012 Lunar New Year’s Eve – the  Year of the Dragon! There are gazillions of yellow mums and other flowers in special displays and street decorations throughout Saigon – very beautiful! To say countries in the world get super serious about their traditional holidays is an understatement.

Saigon Fine Arts Museum
Saigon’s Fine Arts Museum supposedly houses some of the best Vietnamese art. I found the sculptures and the building itself the most fascinating. The building is magnificent and one of the best examples of French Colonial architecture in the city.  The museum includes oil paintings, ink drawings, wood block, and sculptures along with Vietnamese ceramics and lacquer ware. The works on display are by both Vietnamese and foreign artists and shown on three levels.  Some of the artists I enjoyed most are Tu Duyen whose wood block printing on silk is known worldwide and Truong Han Minh’s beautiful Chinese ink drawings.

The first level of the museum displays a combination of traditional Chinese art, modern art, Belle Époque, and Soviet propaganda art and to me it was not exceptional. The second floor has mostly political art – meaning propaganda – on the Vietnam War. There was also Chinese-style porcelain,  oil on canvas, and lacquer.

The third floor was cordoned off and it supposedly has the most interesting exhibits in the museum, including works of art from Vietnam’s ancient civilizations. It was disappointing to not see the Champa statues, Oc Eo pottery and sculptures, and wooden statuettes from the central highlands.

At first I was literally the only one in the museum – except for one guard in the front who was busy eating noodles, but then a few more foreigners arrived. The museum is not air-conditioned and has fans placed around the galleries. Some pieces displayed didn’t have captions. I enjoyed the large sculpting displayed outside the building and took many photos. Surprisingly there were some beautifully feathered chickens wandering around the grounds.

After touring the museum I decided to have Dim Sum lunch at Kabin Restaurant in the 5-star Renaissance Riverside Hotel along the Saigon River. They have a fantastic Dim Sum lunch special and Kabin ranks among the top finest Chinese restaurants in Ho Chi Minh. In my opinion their Dim Sum can’t begin to hold a candle to those I regularly enjoyed in San Francisco’s China Town while living there for 35 years – the food wasn’t even close!

The old French hotels along the river like the Majestic, Grand, and Riverside are absolutely spectacular buildings – couldn’t get enough of them!

Tomorrow I’m going on a Saigon River tour to the Chu Chi tunnels of the Vietnam War which I wrote a little about in my January 8th blog.

(suemtravels)

Tuesday, January 10, 2012

BẠN BÈ

Hoàng Hải Thủy gặp nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh và họa sĩ Tú Duyên (01/1990)

Saturday, January 7, 2012

SÁCH MỸ THUẬT MỚI RA - MỘT SỐ PHẦN BỊ CHO LÀ ĐẠO VĂN

Quyển sách Mỹ thuật ở Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh (Mỹ thuật ở SG TP.HCM) (NXB Văn hóa – Văn nghệ, quý 4. 2011) do Uyên Huy, Trương Phi Đức, Lê Bá Thanh soạn thuộc bộ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM (khoảng 30 quyển), được đầu tư công phu, do Cao Tự Thanh, Hoàng Mai, Hồng Duệ… chủ biên. Bộ sách này có vài quyển đã trở thành cẩm nang tra cứu cho các độc giả không chuyên; có nhiều quyển chỉ hỏi đáp những gì mà người viết biết, nên khá bó hẹp và manh mún; có quyển bị cho là đạo văn như Mỹ thuật ở SG TP.HCM vừa đề cập.

Trong quyển sách này, phần hỏi đáp về mỹ thuật người Hoa có thể xem là bản chép từ Hội họa và thư pháp của người Hoa tại TP.HCM do Phạm Hoàng Quân viết, từng in trong cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM (Trung tâm Văn hóa TP.HCM, tháng 10. 2006), với nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc, Trương Ngọc Tường, Lý Lược Tam, Lê Hải Đăng và Phạm Hoàng Quân.
 
GIỐNG CẢ CHI TIẾT SAI

Tại câu hỏi số 59 trong quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM (từ trang 198 đến 202), với nội dung: “Xin cho biết tổng quan về sự hình thành và phát triển hội họa của người Hoa ở thành phố đến 1975”, phần viết về các họa sĩ như Lưu Khúc Tiều, Đới Ngoan Quân, Tả Bạch Đào, Hà Lãng Hùng, Chiêm Quốc Hùng, Triệu Thiếu Ngang, Lương Thiếu Hàng… có thể nói là chép gần như 90% từ “Những họa gia tiên phong và quá trình truyền thụ” của Phạm Hoàng Quân trong cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM (từ trang 233 cho đến 237).

Tại câu hỏi số 61 với nội dung: “Xin cho biết về hoạt động hội họa của người Hoa từ lúc hình thành đến 1975” (từ trang 206 đến 209) thì gần như chép nguyên văn phần “Hoạt động hội họa của người Hoa từ lúc hình thành đến 1975″ trong phần nghiên cứu của Phạm Hoàng Quân (từ trang 237 đến 240), tất nhiên có cắt bỏ một hai ý ngắn.

Tại câu hỏi số 63 với nội dung: “Xin cho biết về nghệ thuật thư pháp của người Hoa” (từ trang 216 đến 219) thì chép từ phần “Thư pháp Việt Nam và thư pháp của người Hoa ở Nam bộ” của Phạm Hoàng Quân (từ trang 246 đến 250).

Chắc chắn sẽ có những thắc mắc kiểu như: Liệu có phải nhóm tác giả Uyên Huy, Trương Phi Đức, Lê Bá Thanh và Phạm Hoàng Quân cùng tham khảo từ một tài liệu tiếng Hoa nào đó nên có sự giống nhau về thông tin?

Thế nhưng, ở đây có những biểu hiện để thấy rằng không phải như thế.

Thứ nhất, về tài liệu tham khảo, quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM không cho thấy có tham khảo tài liệu tiếng Hoa hay các tài liệu liên quan trực tiếp đến mỹ thuật người Hoa. Ngay cả cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM của nhóm Phạm Hoàng Quân cũng không có trong danh mục tham khảo của quyển này.

Thứ hai, tất cả những sai sót trong quá trình phiên âm và đánh máy của Phạm Hoàng Quân đều được quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM sao chép nguyên, ví dụ Đới Ngoạn Quân (đúng phải là Ngoan), Hạ Tú Duyên (đúng phải là Tú Duyên), Triệu Thiếu Ngan (đúng phải là Ngang), Huỳnh Tuấn Bá (đúng phải là Tuần), Phổ Tâm Tư (đúng phải là Dư), Hoàng Quân Bính (đúng phải là Bích)… Cho nên, nếu có tham khảo chung một tài liệu thì cách phiên âm tên họa sĩ phải khác nhau ở những điểm sai này.

PHẠM HOÀNG QUÂN LÊN TIẾNG

Chúng tôi có liên hệ vài lần qua điện thoại với Uyên Huy và Trương Phi Đức để hỏi về điều này, nhưng đến nay vẫn chưa kết nối được. Riêng Phạm Hoàng Quân thì cho biết các nghiên cứu này của anh phần lớn dựa vào tài liệu tiếng Hoa, bản tiếng Việt này đã công bố một số nơi như báo Sài Gòn Tiếp Thị, bản tiếng Anh đã in trên tạp chí hàng không của Singapore từ 3-4 năm trước.

Phạm Hoàng Quân nói rằng giữa người làm nghiên cứu với nhau, tham khảo, trích lục là điều cần thiết, nhưng nên ghi nguồn hoặc chú thích cụ thể để độc giả tránh hiểu lầm. Bởi nếu không tôn trọng nguyên tắc này, về sau sẽ có nhiều thị phi đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến phẩm giá của nhau.

“Tôi chẳng muốn làm rùm beng chuyện này, thậm chí không đòi tiền tác quyền, mà đáng ra tôi phải được hưởng. Tôi chỉ muốn nhóm tác giả Mỹ thuật ở SG TP.HCM phải có lời đính chính hoặc chú thích để mọi người được rõ; trong những lần tái bản sau, nếu không tiện chú thích nguồn thì xin bỏ phần nghiên cứu của tôi ra khỏi quyển sách”, Phạm Hoàng Quân nói.

Tham vọng của bộ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM là dựng lên một địa chí văn hóa, một tiểu từ điển bách khoa về thành phố có bề dày và rất đa diện. Đáng lý, với tiêu chí như vậy, những người biên soạn phải hết sức nghiêm túc trong việc thực hiện để bộ sách đạt đến độ xác tín. Rất tiếc, vẫn còn những con sâu làm rầu nồi canh.

(Như Hà | Thể Thao & Văn Hóa)