Tác
phẩm: Đờn ca
Chất liệu: Khắc gỗ in trên lụa
Kích thước: 74 cm x 44
cm
Năm sáng tác: 1963
Năm sưu tầm: 20/10/1993
|
Yêu thích tranh dân gian Đông Hồ từ bé, bị cuốn hút bởi những hình ảnh vui tươi, gần gũi, khoáng đạt của người dân quê hồn hậu qua bản khắc gỗ thật đẹp nên ông quyết tâm chọn một con đường riêng gắn với tranh dân gian mà sau nhiều nghiên cứu, tìm kiếm mới hình thành nên thủ ấn họa.
Tác phẩm: Trần
Bình Trọng
Chất liệu: Khắc gỗ in trên lụa
Kích thước: 90 cm x 50
cm
Năm sáng tác: 1959
Năm sưu tầm: 20/10/1993
|
Ba chủ đề chính là nguồn cảm hứng cho tranh của Tú Duyên:
- Những nhân vật lịch sử. Điển hình như bức “Thà làm quỷ nước Nam.”
- Từ ca dao, các tác phẩm cổ văn, như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm Khúc... Điển hình là những bức tranh, bây giờ còn nhiều người nhớ tới, như bức “Chẳng ham vựa lúa anh đầy- Tham năm ba chữ cho tầy thế gian (ca dao). Hoặc “Mai cốt cách tuyết tinh thần” (Kim Vân Kiều - Cùng 29 bức khác, cũng đi ra từ Truyện Kiều...).
- Phụ nữ Việt Nam.
Họ và tên: Nguyễn Văn Duyến. Bút danh: Tú Duyên
Năm sinh: 20/12/1915. Nguyên quán: Bát Tràng, Hà Nội
Thân thế sự nghiệp:
Tác
phẩm: Ngày hội
Chất liệu: Khắc gỗ in trên lụa
Kích thướcc: 47 cm x 108
cm
Năm sáng tác: 1960
Năm sưu tầm: 25/12/1998
|
- Năm 1938: làm nghề thợ vẽ ở số 36 Đường Phố Mới - Hà Nội.
- Năm 1939: vào Sài Gòn ở tại số 150, đường Gia Long. Làm nghề vẽ báo và vẽ quảng cáo. Trong thời gian này, tác giả lấy bút danh là Tứ Duyên, đây là sự kết hợp giữa tên tác giả và một người bạn cùng làm chung tên là Đỗ Văn Tư. Sau vì chữ Tứ Duyên hơi khó đọc đối với người ngoại quốc lúc bấy giờ nên quen miệng mọi người đọc trại ra là Tú Duyên cho đến nay.
Tác
phẩm: Tiễn chồng
Chất liệu: Khắc gỗ in trên lụa
Kích thước: 32 cm x 86
cm
Năm sáng tác: 1954
Năm sưu tầm: 20/10/1993
|
- Năm 1946: về Thủ Dầu một vừa vẽ, vừa làm công tác tuyên truyền (dưới quyền anh Vũ Duy Hanh).
- Năm 1947: vì là người ở thành phố nên tác giả được phân công ra đường lộ để công tác tuyên truyền văn hóa, được khoảng hơn 01 tháng thì bị địch bắt cùng với Bùi Thanh Khiết, Lưu Nguyên Tụng; 04 tháng sau thì được thả về Sài Gòn tiếp tục làm nghề vẽ và vẽ báo.
- Năm 1949: ở Sài Gòn tại số 30, trên lầu đường Reim (nay là đường Lê Công Kiều). Địa chỉ của tác giả là thùng thư của tỉnh Thủ Dầu Một, do cô Nguyễn Thị Kim (gọi là cô Tám) là liên lạc viên của mặt trận Tổ quốc tỉnh Thủ Dầu Một làm liên lạc viên.
Tác
phẩm: Đánh ghen
Chất liệu: Khắc gỗ in trên lụa
Kích thước: 32 cm x 32
cm
Năm sáng tác: 1952
Năm sưu tầm: 20/10/1993
|
Các giải thưởng:
- Huy chương danh dự của Hội Văn học miền Nam (thập niên 60).
- Huy chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam” của Hội Mỹ thuật Việt Nam (1997).
- Huy chương “Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam”của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1999).
Tác phẩm tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp HCM: 09 tranh thủ ấn họa trên lụa, 52 bản khắc gỗ.