TÚ DUYÊN :: THỦ ẤN HỌA

A dedicated website has been launched by a fan. Created to highlight the work of woodblock printmaking, an art form and prints of highest artistic stage by Vietnamese artist Tu-Duyen!

“…Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ khiến người coi cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng từng lúc, từng khi. Cái đó là do theo nguồn cảm hứng của họa sĩ tạo nên. Họa sĩ ấy là ai? Là TÚ DUYÊN vậy…”

Monday, December 31, 2007

SƯU TẬP MỸ THUẬT SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975 TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP. HCM

Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là bảo tàng chuyên ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hiện vật mỹ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quý của phần mỹ thuật đương đại mà Bảo tàng sưu tầm được trong thời gian qua là sưu tập mỹ thuật Sài Gòn trước năm 1975, gồm các tác phẩm hội họa và điêu khắc của các họa sĩ và điêu khắc gia Sài Gòn giai đọan 1954 – 1975. Có thể xem đây là bộ sưu tập mỹ thuật đặc sắc thể hiện đặc trưng của mỹ thuật miền Nam thời bấy giờ.

Bộ sưu tập mỹ thuật Sài Gòn trước năm 1975 có khoảng 50 tác phẩm hội họa với các loại chất liệu như lụa, sơn dầu, sơn mài, sơn mài trên giấy, khắc gỗ – thủ ấn họa và 103 tư liệu, phác thảo tranh, trong đó có 50 tư liệu, phác thảo của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Số tác phẩm điêu khắc có 7 tác phẩm với chất liệu đá, đồng, bêtông. Ngoài ra, còn một số tác phẩm hội họa được sáng tác trước năm 1954 gồm 9 tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy như “Tỷ tài Đế Thích” (lụa) 79x40cm của Nguyễn Nhật (1935), “Thiếu nữ đàn” (lụa) 100x47cm của Lê Văn Huệ (1939), “Vịnh Hạ Long” (sơn mài) của Ủ Văn An, “Tĩnh vật” (sơn dầu) 63x88cm của Nguyễn Phi Hoanh (1942), ”Trầu cau”, “Tạm biệt”, “Đánh ghen” (khắc gỗ – thủ ấn họa) của Tú Duyên (1952), “Thiếu nữ xưa” (lụa) của Lưu Đình Khải (thập niên 50) và 2 tác phẩm điêu khắc “Mùa xuân” 34x30cm (đá), “Cô gái Lèo” 49x40cm (đồng) của điêu khắc gia Lê Văn Mậu (1952).

Các tác phẩm hội họa giai đoạn 1954 – 1975 được sáng tác bởi các họa sĩ là giảng viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, sau này là Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn như Lưu Đình Khải, Đỗ Đình Hiệp (xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương), Bùi Văn Kỉnh, Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Văn Rô, Trần Kim Hùng, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung… (xuất thân từ trường Mỹ thuật Gia Định), đặc biệt còn có các họa sĩ bậc thầy về sơn mài như Nguyễn Gia Trí, sơn dầu như Văn Đen, khắc gỗ – thủ ấn họa như Tú Duyên [5, 64 - 73].

Những tác phẩm có chất liệu lụa gồm tranh “Đại lộ kinh hoàng” 95x115cm của Phạm Hoàng (1973); sơn dầu gồm tranh “Phong cảnh” 45x60cm của Trần Quang (1959), “Bến thuyền” (1960), “Quán cóc” 60x73cm của Văn Đen - họa sĩ thường vẽ theo chủ đề đời sống lao động dân dã bình dị, màu sắc tranh của ông nóng ấm, thiên về màu nâu đất trong một không khí tranh tối tranh sáng. Tranh “Ông và cháu” 81x65cm của Trần Kim Hùng (1960). “Vá lưới” 60x90cm của Thái Văn Ngôn (thập niên 60 của thế kỷ XX). Tranh “Hai thiếu nữ” của Nguyễn Trung (1961), “Tĩnh vật hoa” 55x64cm của Nguyễn Văn Rô (1963), “Cô gái” 150x100cm của Lê Chánh (1964), “Tĩnh vật” 64x80cm của Nguyễn Trung, “Tĩnh vật” 69.5x87.5cm của Nguyễn Lâm (1966). Nguyễn Lâm là một trong những họa sĩ trẻ chuyên về tranh sơn dầu theo trường phái biểu hiện. Có thể xem đây là thời kỳ đầu của con đường nghệ thuật của ông, với tranh sơn dầu cỡ nhỏ thể hiện cuộc sống dân dã, những xóm nghèo. Sau đó, tranh của ông trở nên tươi sáng, nhẹ nhàng hơn, chuyên về sơn mài và thể loại trừu tượng. Ông cùng với một số họa sĩ trẻ tuổi thời bấy giờ như Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ đoạt các giải thưởng “Hội họa mùa xuân” được tổ chức hàng năm (1960 – 1963). Tranh “Ra chợ” 72x88cm của Nguyễn Siên, “Buồn hoang” 70.5x75.5cm của Nguyễn Lâm (1969), “Phong cảnh” 44x46cm, “Trừu tượng (phố)” 73.5x40cm, tranh “Thuyền trên sông” của Nguyễn Trí Minh, tranh “Thiếu nữ khỏa thân” của Trương Văn Ý (thập niên 1970 của thế kỷ XX). Tranh “Cảnh chiều” 80x95cm của Nguyễn Huy Dũng (1971), “Chân dung tựhọa” của Trương Thị Thịnh, họa sĩ nữ đầu tiên xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn. Bà theo trường phái ấn tượng, tranh của bà có màu sắc mạnh mẽ nhưng êm đềm. Tranh “Thiếu nữ và chinh” của Hồ Hữu Thủ, “Phong cảnh Bến Đá”, “Phong cảnh xóm lưới” của Huỳnh Văn Mười (Uyên Huy), “Nude” của Bé Ký - họa sĩ được xem là hiện tượng của mỹ thuật Sài Gòn, bà thường vẽ ký họa lên lụa về hoạt cảnh dân dã hàng ngày, rất được ưa chuộng đối với du khách. Tranh “Cất cánh” (1972) của Tạ Tỵ. Ông là họa sĩ nổi tiếng từ trước năm 1954 về đường lối lập thể, nhưng tranh của ông vẫn là một điều lạ lẫm trong mắt quần chúng, có hướng nghiêng về trang trí, được trau chuốt, tính toán về màu và nét. “Chiến tranh và trẻ thơ” của Trần Kim Hùng. Ông còn là giảng viên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và là người luôn tìm tòi để phát triển nghệ thuật theo nhiều phong cách, không theo trường phái riêng biệt nào. Tranh “Trừu tượng” của Nguyễn Phước (1972) - ông là một họa sĩ rất năng động và sáng tạo. Tranh của ông đa dạng về thể loại và chủ đề từ hiện thực đến trừu tượng, màu sắc được sử dụng rất ít, lấy màu nâu nhạt làm chính, đường nét đơn giản, bút pháp nhẹ nhàng. Tranh “Cá khô” 70x90cm của Tô Minh (Chí Cường), “Xóm nghèo” 57x80cm của Lê Thị Hiền (1973), “Thiếu nữ và hoa” (1974) của Nguyễn Trung, “Trung thu” 60x80cm của Hồ Thành Đức (1975); sơn mài gồm tranh “Chùa vàng” 60x65cm (1958), “Phong cảnh Suối Rút” 100x100cm (1960). “Bến thuyền sông Hồng” 63x77cm (1962), ”Phong cảnh” 67x55cm (1963) của Ủ Văn An - ông là một trong nhữnghọa sĩ Nam Bộ đầu tiên thi đỗ và tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa X, 1934 – 1939). Đây cũng là giai đoạn các họa sĩ Việt Nam như Nguyễn Gia Trí, Trần Quang Trân, Tô Ngọc Vân đang tìm tòi, khám phá kỹ thuật sơn mài, đồng thời là giai đoạn sơn mài Việt Nam bước sang giai đoạn mới – sơn mài mỹ thuật với những thay đổi về màu và vận dụng kỹ thuật hội họa phương Tây. Ủ Văn An là một trong những họa sĩ tài năng của giới mỹ thuật Việt Nam. Ông là người giản dị, trầm lặng và với ông, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ được thể hiện trên chất liệu sơn mài truyền thống. Tranh của ông vừa lung linh huyền ảo, vừa thơ mộng, bình dị và gần gũi. Tranh “Trừu tượng” 30x40cm (1966 – 1967) của Nguyễn Văn Trung. Tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” 200x540cm (1969 – 1989) của Nguyễn Gia Trí - con người của lao động trí tuệ và tài năng, của lòng say mê và âm thầm lao động. Ông không chỉ là họa sĩ có một kỹ thuật tuyệt vời về sơn mài, mà trong ông còn có một sự mẫn cảm kỳ lạ để chặn bắt được những giây phút tinh hoa nhất của nghệ thuật. Nghệ thuật tranh của ông là sự lung linh tráng lệ của chất liệu, sự ẩn hiện của sắc độ, của hình và bóng, của đường và nét. Nguyễn Gia Trí là một trong mười họa sĩ được công nhận có công lao trong việc xây dựng nền nghệ thuật đương đại Việt Nam. Sơn mài trên giấy có tranh “Bà mẹ” 58x44cm (1973) của Nguyễn Văn Trung; chì có tranh “Thiếu nữ” (Thập niên 50 của thế kỷ XX) của Trần Dzụ Hồng; Bột màu có tranh “Chân dung Nhật Tiến” 47x32cm (1965); khắc gỗ – thủ ấn họa in trên lụa gồm tranh “Tiễn chồng” (1954), “Trần Bình Trọng” 90x50cm (1959), “Đờn ca” (1963), “Mùa Đông” (1965) của họa sĩ Tú Duyên. Họa sĩ là người sáng tạo ra lối vẽ và in tranh màu bằng lụa trên mộc bản mà ông gọi là thủ ấn họa – dùng mười đầu ngón tay thay bút để trộn và bố trí màu sắc cho một bức tranh trên bản gỗ khắc, để khi đặt lụa lên in lột hình, những màu sắc được bố trí sẽ hiện lên nét uyển chuyển, ảo huyền mà dùng bút và cọ khó lòng vờn vẽ được [5, 64 - 73], [1, 145 – 148], [3, 13 – 14 và 34 – 35], [3, 11 -13].

Các tác phẩm điêu khắc giai đoạn này được sáng tác bởi các điêu khắc gia là giảng viên, hiệu trưởng trường Kỹ thuật Biên Hòa (1964 – 1973) xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương, giảng viên Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định và Cao Đẳng Mỹ thuật Huế [4,43].

Tác phẩm có chất liệu đá là pho tượng “Bóng xế tà” 54x43cm (1964); pho tượng “Quang Trung khải hoàn” 45x35cm (1966), “Lê Lợi khởi nghĩa” 56x50cm (1968), “Chân dung phụ nữ Nam Bộ I”, “Chân dung phụ nữ Nam Bộ II”, “Chân dung tự họa” (thập niên 60 của thế kỹ XX) của điêu khắc gia Lê Văn Mậu. Tác phẩm “Đám rước” của ông trong cuộc triển lãm của giáo sư E. Jonchère và sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1939 tại Hà Nội được nhận xét “với cách bố cục cùng với sự tìm tòi về phong cách thể hiện, đã dự báo đây là một nghệ sĩ tài năng”. Chất liệu bêtông có pho tượng “Cô gái Tây Nguyên” (1972) của Mai Chửng [3, 11 và 13].

Hoạt động của mỹ thuật Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975 đã ít nhiều tạo luồng sinh khí mới trong giới sáng tác nghệ thuật. Các nhóm, hội ra đời (nhóm Sáng Tạo (1955 – 1960), hội Họa sĩ Trẻ (1966 - 1975)) có quan niệm sáng tác gần với nghệ thuật hiện đại phương Tây, đề cao tự do, truyền bá các dòng tư tưởng mới, tổ chức triển lãm. Bằng các triển lãm và ý kiến có chất lượng, các nhóm hội đã xác lập được uy tín trong dư luận nghệ thuật (Nguyễn Lương Tiểu Bạch, 2005).

Hiện nay Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh có kế hoạch sưu tầm và hy vọng có thể tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập mỹ thuật đương đại của Bảo tàng các tác phẩm hội họa và điêu khắc của các tác giả tên tuổi Sài Gòn trước năm 1975 như họa sĩ Văn Ba, Bùi Văn Kỉnh, Lê Tùng, Nguyễn Sao, Ngô Viết Thụ, Hồng Cẩm, Nhan Chí, Đào Sỹ Chu, Trịnh Cung, Đinh Cường, Ngọc Dũng, Trần Đắc, Tôn Thất Đào, Hiếu Đệ, Lê Tài Điển, Đỗ Quang Em, Đoàn Giáp, Ngô Văn Hoa, Dương Văn Hùng, Nguyên Khai, Đào Thị Khanh, Hà Khê, Châu Văn Lang, Nguyễn Phi Long, Đặng Hoài Nam, Thái Văn Ngôn, Nguyễn Cao Nguyên, Cù Nguyễn, Lê Cao Phan, Tố Phượng, Lê Thị Quang, Nguyễn Tăng, Duy Thanh, Huỳnh Thành, Trần Văn Thọ, Trần Đình Thụy, Nguyễn Khoa Toàn, Phạm Văn Trí, Lâm Triết, Phạm Đình Tín, Thái Tuấn, Huy Tường, Nghy Cao Nguyên, Trương Văn Ý, Vị Ý, Kim Mỵ Yên… ĐKG. Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Thanh Thu…

Hơn ba mươi năm thống nhất đất nước, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã có hai mươi năm hoạt động và trưởng thành. Một trong những định hướng trọng tâm sưu tầm của Bảo tàng là các tác phẩm nghệ thuật thể hiện đặc trưng của mỹ thuật miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Hiện nay, ngoài một số họa sĩ  Sài Gòn đang sống ở nước ngoài, một số người đã mất, còn đa số họ vẫn tiếp tục làm việc và sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Các tác phẩm xưa của họ còn lại không nhiều, hiện đang lưu giữ tại gia đình hoặc ở “thị trường mỹ thuật” trong nước. Để thực hiện công tác sưu tầm, bằng sự nỗ lực lớn của Bảo tàng và sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng đã sưu tầm được một số tác phẩm hội họa và điêu khắc có giá trị mỹ thuật cao. Tuy vậy, do nguồn kinh phí hạn chế trong tình hình khó khăn chung của đất nước, Bảo tàng đã để vuột khỏi tầm tay nhiều cơ hội sưu tầm những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa lịch sử của giai đoạn này. Trong tương lai, từ định hướng sưu tầm của mình, Bảo tàng sẽ tiếp tục vận động và sưu tầm bổ sung cho các bộ sưu tập hiện vật, đặc biệt là hiện vật thuộc phần mỹ thuật đương đại ngày càng đầy đủ, phong phú hơn, nhằm mục đích làm rõ nét về tính đặc thù của mỹ thuật miền Nam qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, xứng đáng là nơi có đầy đủ tư liệu và giới thiệu một cách hệ thống về một nền mỹ thuật đại diện cho khu vực phía Nam của Tổ quốc.

(Nguyễn Thành Thi)          

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (2005), “Mỹ thuật Việt Nam hiện đại”, NXB Mỹ thuật Hà Nội, tr. 145-148.
2.  Mã Thanh Cao (2006), “Họa sĩ Ủ Văn An và các tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”, Thông tin Mỹ thuật số 13-14, tr.34-35.
3. Nguyễn Kim Loan (2007), “Họa sĩ Việt Nam chân dung và sáng tạo”, NXB Mỹ thuật, tr. 11, 33.
4. Trần Cương Quyết (2003), “Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai – 100 năm hình thành và phát triển”, NXB Tổng hợp Đồng Nai, tr. 43.
5. Nguyễn Trung (2000), “Mỹ thuật Sài Gòn 1954 - 1975, Kỷ yếu hội thảo mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20”, NXB Mỹ thuật Hà Nội, tr. 64 – 73.

Sunday, September 30, 2007

TANG LỄ CỐ HỌA SĨ THÁI TUẤN

Trở lại chuyện Sài Gòn trong những ngày vừa qua, đối với những người làm và yêu văn học nghệ thuật, sự ra đi của họa sĩ  Thái Tuấn, “cây đại thụ” của hội họa VN là một mất mát lớn. Suốt cuộc đời ông không làm gì khác ngoài hội họa. Ông đã 90 tuổi và vẽ cho đến khi từ giã “cuộc chơi”, từ biệt bạn bè, vĩnh biệt người ái mộ. Xin dành một vài trang này để tưởng nhớ về ông.

Suốt cuộc đời chỉ biết vẽ
Con Gái
Tang lễ cố họa sĩ Thái Tuấn chắc chắn sẽ có rất nhiều “anh em cũ” đến tiễn đưa “lão làng” về nơi an nghỉ cuối cùng. Nguyễn Nghiệp Nhượng nói với tôi như thế trước khi tôi từ Lộc Ninh về Sài Gòn .Tôi hiểu “anh em cũ” có nghĩa là những anh em hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật trước năm 1975 ở miền Nam, chứ chẳng riêng gì ở Sài Gòn. Họa sĩ Thái Tuấn đã trở thành một trong số vài nghệ sĩ nhiều tuổi nhất còn sống ở thành phố này. Ông trở thành “cây đại thụ”, cũng như những hàng cây cổ thụ mà từ khi những người Bắc di cư vào Nam năm1954, đã nhìn thấy trên những con đường đẹp nhất “đô thành” thời bấy giờ.
Ông hoạt động liên tục từ khi ở miền Bắc “di cư” vào miền Nam. Sau năm 1975, ông cũng như hàng triệu người Việt Nam khác, tìm đường ra nước ngoài định cư. Ông qua Pháp và vẫn tiếp tục sáng tác. Suốt cuộc đời ông không làm gì ngoài nghệ thuật, không biết gì đến những công việc khác ngoài việc vẽ tranh. Năm 2006, ông trở lại Việt Nam và lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Ông trở lại sống trong căn nhà ở “tuốt tắp” trong con hẻm nhỏ giữa đường Yên Đổ, nơi ông đã sống từ những ngày trước đây. (Xin mở ngoặc là chẳng biết cụ Tam Nguyên Yên Đổ mắc tội gì, bây giờ con đường Yên Đổ đã đổi thành đường Lý Chính Thắng. Xin bạn đọc nhớ kỹ kẻo lầm).

Nhà ông là một ngôi nhà khó tìm nhất trong những căn nhà ở Sài Gòn. Nhờ bất cứ ai chỉ đường vào nhà ông, chắc khó mà chỉ được. Lỗi ngõ quanh co, quẹo trái, rẽ phải liên miên và những con đường chỉ đủ cho hai chiếc xe gắn máy tránh nhau. Ngôi nhà nhỏ hẹp của ông nằm khép nép trong một xóm lao động. Và từ hơn nửa thế kỷ qua đến nay, nó chỉ được sửa chữa qua loa cho “sạch nước cản”, chứ không phải là một sự “đi lên” hay “đi xuống”. Cuộc sống của ông thanh đạm lắm. Con người ông cũng vậy, giản dị, xuề xòa, đối với ai ông cũng thân thiện, niềm nở.

Năm 2006, khi ông từ Pháp trở về VN, tôi đến thăm ông vài lần. Những ngày sau cùng, ông sống trên căn lầu nhỏ, hệt như cái chuồng chim. Chiều ngang 2m chiều dài gần 3m, nhưng có được cái máy lạnh. Khách đến chơi, không được quá 3 người. Chỗ đâu mà ngồi. Cũng chẳng có chỗ treo tranh như nhà nhiều họa sĩ khác. Trong phòng ông chỉ đủ chỗ treo một hai bức mới nhất. Mỗi khi cần giới thiệu một bức tranh nào, ông phải nhờ một người con mang từ một nơi nào đó trong nhà vào phòng.

Chính ở nơi này ông đã sáng tác 13 bức tranh trong triển lãm vào tháng 12 năm 2006, tôi đã có dịp tường trình với bạn đọc trong bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn” số 118 ngày 20-12-2006. Không ngờ đó lại là lần triển lãm cuối cùng của Thái Tuấn và sau đó vài ngày là bữa cơm thân mật của anh em chúng tôi, cũng lại là bữa ăn với nhau cuối cùng ở nhà hàng Cơm Niêu. Thái Tuấn mang theo một chai rượu vang, đúng … kiểu Tây. Bữa đó có cả cụ Mạnh Đan, vợ chồng Đằng Giao, Nguyễn Thụy Long do bà chủ báo Cỏ Thơm ở Virginia về mời.

Những ngày cuối cùng
Anh cứ hẹn tôi, lúc nào sẽ lên Lộc Ninh nằm chơi vài ngày, nếu thích sẽ vẽ mấy cô gái thượng. Trong hàng loạt tác phẩm của anh, hầu hết diễn tả vẻ đẹp thiếu nữ thuộc nhiều thành phần khác nhau, có lẽ chỉ thiếu một số cô gái miền sơn cước. Tôi nghĩ đó cũng là dự định của anh vào thời gian này. Nhưng ý tưởng chưa thực hiện được thì anh đã nằm bệnh viện. Sau này, thỉnh thoảng anh điện thoại cho tôi, hỏi thăm cây cỏ hoa lá, nhưng tiếng anh khào khào qua điện thoại, chỉ được vài câu rồi con anh phải “phiên dịch” lại.

Lời chia buồn của hoa sĩ Tú Duyên
và nhiếp ảnh gia Mạnh Đan
Trước ngày anh ra đi, tôi vẫn nhận được tin tức anh qua điện thoại. Vài ngày trước khi mất, các con anh nói rằng bây giờ anh chỉ “bút đàm”, tức là chỉ nói chuyện bằng giấy bút, chứ không nói được. Mới hôm trước ngày 25-9, được tin anh ra khỏi phòng cấp cứu. Trưa hôm sau, 13 giờ ngày 26-9-2007, được tin anh mất trên đường từ bệnh viện về nhà. Tôi cấp tốc thông tin đến bạn bè khắp nơi. Một số bạn nhanh chóng hồi âm và giao cho tôi nhiệm vùa thay mặt đi phúng điếu hoặc chuyển lời phân ưu đến tang quyến.

Những người “anh em cũ”
Tôi đáp chuyến xe đò vào sáng sớm về Sài Gòn.Trước đó tôi đã nhờ Hàm Anh đặt sẵn vòng hoa để mang đến nhà tưởng niệm, trong khuôn viên nhà thờ Tân Định, nơi quàn linh cữu cố họa sĩ. – Mới đó mà hôm nay đã thành “cố” rồi!

Khi tôi đến nơi đã là gần trưa, 3 người con trai của anh Thái Tuấn đón sẵn, đưa vòng hoa của các bạn ở nước ngoài và chúng tôi vào bên bàn thờ người quá cố. Rất nhiều vòng hoa của thân nhân và thân hữu để la liệt bên linh cữu. Những cái tên rất quen của “làng văn, làng báo Sài Gòn những ngày xưa”, tôi không thể kể hết.

Người con đầu của anh Thái Tuấn cũng đã ngoài 60, Thái nắm tay tôi kể:
– Bác Tú Duyên và bác Mạnh Đan vừa ở đây về thì chú tới.

Anh Tú Duyên năm nay đã 92 rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Thái đưa cho tôi xem mấy hàng chữ của họa sĩ Tú Duyên vừa ghi trong cuốn sổ lưu niệm. Nét chữ mới chỉ hơi run, nhưng lời lẽ thì vẫn còn rất trẻ: Anh viết: “Cầu cho linh hồn họa sĩ yên vui. Còn tôi hơn bồ 2 tuổi còn ngồi đây viết những lời như thế này. Thân chào linh hồn họa sĩ. Đồng nghiệp Tú Duyên. Ngày 27-9-2007”.

Phía dưới trang giấy kẻ ô vuông là dòng chữ của Lão nghệ sĩ nhiếp ảnh “râu dài” Mạnh Đan: “Vô cùng thương tiếc người bạn cố tri. Thái Tuấn ra đi không bao giờ trở lại. Vĩnh biệt. Nguyễn Mạnh Đan”.
Còn vài chục trang giấy như thế của những người thân, những người bạn, những người anh em, già trẻ lớn bé, lớp trước lớp sau, tôi không thể kể hết. Điều đó chứng tỏ khi sinh thời ông đã sống như thế nào. Đó là điều quan trọng chứ không phải là tên tuổi, nổi danh hay không nổi danh. Thái độ sống và cách sống với những người xung quanh mới chính là con người thật.

Vĩnh biệt họa sĩ tài hoa Thái Tuấn.

Sunday, June 17, 2007

FATHER OF HAND STAMPING ON SILK

Painter Tu Duyen is known in Vietnam as the founder of hand stamping on silk and many of his works have been snapped up by foreign buyers including the US’s billionaire Rockefeller family.

Born in 1915 in the northern Bac Ninh province, Tu Duyen, real name Duyen Van Nguyen, graduated from the Indochina Fine Arts College in 1938. He left an indelible imprint on Vietnamese painting techniques with his success in creating wood block printing on silk, known as Thu An Hoa.

Wood block printing is a technique often used for printing text, images, or patterns on paper and cloth, and is widely used in East Asian countries, especially China and Japan. 
In Vietnam wood block printing had long been popular in creating Dong Ho folk paintings, but to make a painting with 10 colors, for instance, people had to use 10 different wood blocks each with a single color.

In 1940 Tu Duyen began to devote himself to simplifying the technique and three years later succeeded in finding a new original technique he called Thu An Hoa. 
Using it, a painter needs only two wooded blocks – yin and yang – and uses his fingers to mix colors and arrange them on the woodblocks before putting a silk sheet on the blocks and stamping it, creating a painting with numerous colors.

By 1950 Tu Duyen’s art form was recognized nationwide. His hand-stamping paintings were very vivid and fanciful that none of the ink paintings could compare with them.

Tu Duyen derived his inspiration from Vietnamese literature, especially from Truyen Kieu (The Tale of Kieu) and Luc Van Tien, the two most recognizable and influential epics written by the poets Nguyen Du (1765-1820) and Nguyen Dinh Chieu (1822-1888).

Among Tu Duyen’s major topics were enchanting sceneries, festivities, traditional architecture, and daily life on the farm. He was also fond of depicting famous characters from Vietnamese history – like Tran Binh Trong, a general who served the Tran Dynasty in the 13th century. During a battle with the invading Yuan army, Trong was captured and offered a high position in their feudal system if he surrendered. He refused and was beheaded in February 1285. The general is legendary for his reply to his captors: “I’d rather be a ghost of the Southern country (Vietnam) than be the king of the Northern nation (China).”

Tu Duyen’s painting of Trong won the first prize in a fine arts competition in southern Vietnam in 1955. This work, together with another painting titled Khuyen Hoc (Studying promotion), was bought by Rockefeller, one of the richest Americans in history, before 1975.

Also before 1975 the Cambodian embassy in Saigon bought five of Tu Duyen’s paintings of Angkor Wat.  
Tu Duyen’s paintings have also been well received in many countries including the Philippines, France, Japan, Malaysia, and Belgium. More than 14 of his works are preserved and displayed at the Ho Chi Minh City Fine Arts Museum.

(Reported: Ha Dinh Nguyen | 
Translated: Thu Thuy)

Thursday, May 31, 2007

VIETNAM'S FATHER OF HAND-STAMPING ONTO SILK PAINTING

Painter Tu Duyen, 93, achieved success in creating a technique of woodblock printing onto silk, also known as, “hand-stamping onto silk painting”, and is considered father of this special and difficult craft in Viet Nam.

Painter Tu Duyen (L) and famous
photographer Ninh An Vo.
Woodblock printing is a technique often used for printing text, images or patterns onto paper and cloth, and is widely used throughout East Asia, most likely originating in China and Japan.

For color printing, painter Tu Duyen successfully combined his new technique with traditional printing, which enabled him to be able to use only two blocks to create numerous colors instead of the traditional method of using one block to print each color.

Tu Duyen depicts a range of subject matter in his exquisitely detailed paintings, ranging from enchanting scenery, festivities, traditional architecture to daily life on the farm and is especially fond of taking direct inspiration from Vietnamese literature (Truyen Kieu (The tale of Kieu), Luc Van Tien, etc) and famous characters in history.

A painting themed "Minh Mang Temple" by painter Tu Duyen
Tu Duyen, whose real name is Duyen Van Nguyen, was born in 1915 in the Bac Ninh Province and graduated from the Indochina Fine Arts College in 1938.

His family moved to Ho Chi Minh City in 1939, where he achieved success as the inventor and producer of hand-stamped silk paintings by 1943. By 1950, the art form was recognized nationwide and in 1955, his painting "Tran Binh Trong" won him first place in the Fine Arts Prize.

His products became well known both at home and abroad, in such countries as the Philippines, France, Japan, Malaysia, Belgium and many more.

By 1975, the painter had sold two artworks to Rockefeller, one of the richest Americans in history, and 5 paintings of Angkor Wat to the Cambodian Embassy in Viet Nam. More than 14 of his artworks are currently on display, under preservation by the Ho Chi Minh City Fine Arts Museum.

(Source: TN | Translated: Kim Khanh)

COLLECTION

Tú Duyên was born as Nguyễn Văn Duyến on 20 December 1915 in the historic pottery village of Bát Tràng in Bắc Ninh province, about 30km east of Hanoi. He spent six months as a private student in the studio of Nam Sơn before enrolling in the preparatory course of the École des Beaux-Arts de l’Indochine in 1935. 

Họa sĩ Tú Duyên
After the Japanese took control of northern Vietnam in 1940, Tú Duyên moved south to Saigon in 1942, where he started experimenting with woodblock carving, using his knowledge of Đông Hồ folk prints that he had seen created by village farmers in the north. He devised a new technique, using only positive and negative woodblocks to which he would apply colours using his fingers and then press or rub his hand to apply the image on to silk or paper. He called his new technique ‘hand-stamped printing’. The press soon embraced Tú Duyên’s style and subjects and his work became acclaimed in Vietnam and overseas from the late 1940s onwards. His silk paintings mostly depict scenes from traditional Vietnamese folk tales or morals.

Asiarta Foundation will soon publish a comprehensive book on Tú Duyên’s life and works.

Wednesday, May 30, 2007

GẶP NGƯỜI BÁN TRANH CHO "VUA DẦU LỬA" MỸ

Họa sĩ Tú Duyên sinh năm 1915 tại làng gốm Bát Tràng (Bắc Ninh). Ông vào trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1935 nhưng phải học đến 3 năm lớp dự bị. Năm 1939, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tú Duyên là người đã tìm ra kỹ thuật thủ ấn họa có một không hai ở Việt Nam.

 Tú Duyên tên thật là Nguyễn Văn Duyến, ông có một người bạn rất thân chuyên vẽ chân dung là Đỗ Văn Tư, người làng thêu Hướng Dương (Hà Đông). Khi vào Nam, nhớ bạn nên ông ký tên là Tứ Duyên (đọc lái Duyến Tư), nhưng do người Pháp không đọc được chữ "Tứ" nên lâu ngày bút danh này trở thành Tú Duyên. Trong sáng tác, Tú Duyên chọn kỹ thuật in mộc bản làm sở trường của mình.

Kỹ thuật in mộc bản đã có từ rất lâu ở các nước Á Đông, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, tranh làng Hồ nổi tiếng cũng được thực hiện bằng kỹ thuật này. Nhưng để in được một bức tranh 10 màu trơn, cần phải có 10 bản khắc (mỗi bản một màu). Từ năm 1940, Tú Duyên đã miệt mài nghiên cứu, tìm cách cải tiến kỹ thuật in tranh mộc bản. Cuối cùng, ông đã tìm ra một kỹ thuật mới mà ông đặt tên là thủ ấn họa.

Với kỹ thuật này, ông chỉ cần 2 bản khắc (bản âm và bản dương) là có thể thể hiện một không gian màu sắc vô cùng phong phú. Dụng công của họa sĩ là dùng 10 đầu ngón tay để pha trộn, bố trí màu dày mỏng, đậm nhạt cho bức tranh trên bản khắc, sau đó đặt lụa lên, xoa, ấn, vuốt, dập... Bức tranh in ra mỗi bản mỗi khác, vừa có vẻ đẹp của mộc bản vừa uyển chuyển, ảo huyền mà ngọn bút lông không tài nào diễn tả được. Tranh thủ ấn họa của Tú Duyên hết sức phóng khoáng, sinh động, toát lên được cái thần của cảnh, của vật, của người...
Khuyến Học
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ Anh Ninh kể: "Năm 1952, tôi đã gặp Tú Duyênbẵng đi đến 1975 mới gặp lại sau ngày đất nước hòa bình. Tôi đã được quan sát nhiều lần kỹ thuật in ấn tranh làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) và lối mộc bản tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, mới nhận thấy được lối thủ ấn họa của Tú Duyên rất kỳ khu sáng tạo, tuy chỉ hai bản gỗ nhưng khi hoàn thành bức tranh, rất nhiều màu sắc hòa hợp bay bướm, huyền ảo ..." Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng nhận xét: "Thủ ấn họa huyền ảo hơn vẽ, tôn tin rằng nhờ anh Tú Duyên mà nền nghệ thuật Việt Nam góp được một phần danh dự với nền nghệ thuật thế giới".
Cảm hứng nghệ thuật của Tú Duyên lấy từ kho tàng văn học Việt Nam (Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên...). Những không gian hoạt cảnh hội hè, đình đám: mái chùa, bến nước, cây đa của một làng quê quan họ như một hoài niệm đẹp và là nỗi ám ảnh khôn nguôi... Đặc biệt, Tú Duyên rất thích thể hiện những nhân vật lịch sử hào hùng mang truyền thống bất khuất của dân tộc: Thà làm quỷ nước Nam... (câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt và bị Thoát Hoan dụ hàng: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!"), Thù cha con nhớ lo cho nước (lời của Nguyễn Phi Khanh dặn con Nguyễn Trãi ở ải Nam Quan khi vua tôi Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt giải về Tàu)...

Tranh thủ ấn họa của Tú Duyên không chỉ vang danh trong nước mà còn chu du đến nhiều quốc gia khác: Philippines, Pháp, Nhật, Malaysia, Bỉ... Trước 1975, "Vua dầu lửa" - tỉ phú Rockefeller (Mỹ) đã mua của Tú Duyên 2 bức Thà làm quỷ nước Nam và Khuyến học; Tòa đại sứ Miên (Campuchia) mua 5 bức Angkovat (hiện còn 1 bức duy nhất)... Tú Duyên còn có hơn 14 tác phẩm được lưu trữ ở Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM.

Thủ ấn họa là một loại hình lao động nghệ thuật nhọc nhằn. Năm 1996, tôi đến thăm xưởng vẽ của ông tại số 161 Nguyễn Công Trứ (Q.1, TP.HCM), thấy ông vẫn đeo một chiếc tạp dề lấm lem sơn màu để miệt mài sáng tác. Lúc đó dù đã 82 tuổi, ông vẫn đang cật lực chuẩn bị cho cuộc triển lãm lần thứ 18 của mình. Mới đây nhất, tôi có dịp ghé lại thăm ông, dù đã 93 tuổi ông vẫn tiếp tục sáng tác. Quả không hổ danh Đệ nhất thủ ấn họa Việt Nam.

(Hà Đình Nguyên | Việt Báo)