TÚ DUYÊN :: THỦ ẤN HỌA

A dedicated website has been launched by a fan. Created to highlight the work of woodblock printmaking, an art form and prints of highest artistic stage by Vietnamese artist Tu-Duyen!

“…Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ khiến người coi cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng từng lúc, từng khi. Cái đó là do theo nguồn cảm hứng của họa sĩ tạo nên. Họa sĩ ấy là ai? Là TÚ DUYÊN vậy…”

Wednesday, May 30, 2007

GẶP NGƯỜI BÁN TRANH CHO "VUA DẦU LỬA" MỸ

Họa sĩ Tú Duyên sinh năm 1915 tại làng gốm Bát Tràng (Bắc Ninh). Ông vào trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1935 nhưng phải học đến 3 năm lớp dự bị. Năm 1939, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tú Duyên là người đã tìm ra kỹ thuật thủ ấn họa có một không hai ở Việt Nam.

 Tú Duyên tên thật là Nguyễn Văn Duyến, ông có một người bạn rất thân chuyên vẽ chân dung là Đỗ Văn Tư, người làng thêu Hướng Dương (Hà Đông). Khi vào Nam, nhớ bạn nên ông ký tên là Tứ Duyên (đọc lái Duyến Tư), nhưng do người Pháp không đọc được chữ "Tứ" nên lâu ngày bút danh này trở thành Tú Duyên. Trong sáng tác, Tú Duyên chọn kỹ thuật in mộc bản làm sở trường của mình.

Kỹ thuật in mộc bản đã có từ rất lâu ở các nước Á Đông, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, tranh làng Hồ nổi tiếng cũng được thực hiện bằng kỹ thuật này. Nhưng để in được một bức tranh 10 màu trơn, cần phải có 10 bản khắc (mỗi bản một màu). Từ năm 1940, Tú Duyên đã miệt mài nghiên cứu, tìm cách cải tiến kỹ thuật in tranh mộc bản. Cuối cùng, ông đã tìm ra một kỹ thuật mới mà ông đặt tên là thủ ấn họa.

Với kỹ thuật này, ông chỉ cần 2 bản khắc (bản âm và bản dương) là có thể thể hiện một không gian màu sắc vô cùng phong phú. Dụng công của họa sĩ là dùng 10 đầu ngón tay để pha trộn, bố trí màu dày mỏng, đậm nhạt cho bức tranh trên bản khắc, sau đó đặt lụa lên, xoa, ấn, vuốt, dập... Bức tranh in ra mỗi bản mỗi khác, vừa có vẻ đẹp của mộc bản vừa uyển chuyển, ảo huyền mà ngọn bút lông không tài nào diễn tả được. Tranh thủ ấn họa của Tú Duyên hết sức phóng khoáng, sinh động, toát lên được cái thần của cảnh, của vật, của người...
Khuyến Học
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ Anh Ninh kể: "Năm 1952, tôi đã gặp Tú Duyênbẵng đi đến 1975 mới gặp lại sau ngày đất nước hòa bình. Tôi đã được quan sát nhiều lần kỹ thuật in ấn tranh làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) và lối mộc bản tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, mới nhận thấy được lối thủ ấn họa của Tú Duyên rất kỳ khu sáng tạo, tuy chỉ hai bản gỗ nhưng khi hoàn thành bức tranh, rất nhiều màu sắc hòa hợp bay bướm, huyền ảo ..." Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng nhận xét: "Thủ ấn họa huyền ảo hơn vẽ, tôn tin rằng nhờ anh Tú Duyên mà nền nghệ thuật Việt Nam góp được một phần danh dự với nền nghệ thuật thế giới".
Cảm hứng nghệ thuật của Tú Duyên lấy từ kho tàng văn học Việt Nam (Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên...). Những không gian hoạt cảnh hội hè, đình đám: mái chùa, bến nước, cây đa của một làng quê quan họ như một hoài niệm đẹp và là nỗi ám ảnh khôn nguôi... Đặc biệt, Tú Duyên rất thích thể hiện những nhân vật lịch sử hào hùng mang truyền thống bất khuất của dân tộc: Thà làm quỷ nước Nam... (câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt và bị Thoát Hoan dụ hàng: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!"), Thù cha con nhớ lo cho nước (lời của Nguyễn Phi Khanh dặn con Nguyễn Trãi ở ải Nam Quan khi vua tôi Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt giải về Tàu)...

Tranh thủ ấn họa của Tú Duyên không chỉ vang danh trong nước mà còn chu du đến nhiều quốc gia khác: Philippines, Pháp, Nhật, Malaysia, Bỉ... Trước 1975, "Vua dầu lửa" - tỉ phú Rockefeller (Mỹ) đã mua của Tú Duyên 2 bức Thà làm quỷ nước Nam và Khuyến học; Tòa đại sứ Miên (Campuchia) mua 5 bức Angkovat (hiện còn 1 bức duy nhất)... Tú Duyên còn có hơn 14 tác phẩm được lưu trữ ở Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM.

Thủ ấn họa là một loại hình lao động nghệ thuật nhọc nhằn. Năm 1996, tôi đến thăm xưởng vẽ của ông tại số 161 Nguyễn Công Trứ (Q.1, TP.HCM), thấy ông vẫn đeo một chiếc tạp dề lấm lem sơn màu để miệt mài sáng tác. Lúc đó dù đã 82 tuổi, ông vẫn đang cật lực chuẩn bị cho cuộc triển lãm lần thứ 18 của mình. Mới đây nhất, tôi có dịp ghé lại thăm ông, dù đã 93 tuổi ông vẫn tiếp tục sáng tác. Quả không hổ danh Đệ nhất thủ ấn họa Việt Nam.

(Hà Đình Nguyên | Việt Báo)

No comments:

Post a Comment

Thank you for writing!