TÚ DUYÊN :: THỦ ẤN HỌA

A dedicated website has been launched by a fan. Created to highlight the work of woodblock printmaking, an art form and prints of highest artistic stage by Vietnamese artist Tu-Duyen!

“…Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ khiến người coi cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng từng lúc, từng khi. Cái đó là do theo nguồn cảm hứng của họa sĩ tạo nên. Họa sĩ ấy là ai? Là TÚ DUYÊN vậy…”

Sunday, April 24, 2011

TÍN HIỆU MỚI

Một tin vui cho giới mỹ thuật và công chúng xem tranh: Ngày 23-4, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM chính thức khai trương Khu trưng bày mới tại 97A Phó Đức Chính, quận 1. Dịp này, Bảo tàng đã tuyển chọn, triển lãm khoảng 300 tác phẩm trong bộ sưu tập 5 năm (2006 – 2010).

Làm thế nào tìm được nét đặc sắc riêng của một bảo tàng mỹ thuật so với hệ thống bảo tàng của thành phố và các bảo tàng khác trong cả nước?

Xác định điều này, Ban Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã định hướng chọn những tác phẩm có giá trị mỹ thuật cao, song song với việc chọn những tác phẩm góp phần định hình và phát triển các bộ sưu tập của một số họa sĩ, điêu khắc gia có uy tín.

Tại Khu trưng bày mới, công chúng yêu mỹ thuật sẽ có dịp thưởng thức: các tác phẩm sơn mài nổi tiếng và một số phác thảo của Nguyễn Gia Trí; tác phẩm thủ ấn họa của Tú Duyên; tranh lụa của Lê Thị Kim Bạch; tranh khắc gỗ của Trần Nguyên Đán; tranh sơn mài, sơn dầu của Quách Phong; tượng điêu khắc của Đinh Rú…

Đi tìm những gương mặt tiêu biểu trong bộ sưu tập mỹ thuật đương đại với nhiều đề tài, chất liệu, phong cách khác nhau, người xem sẽ bắt gặp các tác phẩm của Đỗ Tuấn Anh, Phạm Nguyên Cẩn, Nguyễn Thanh Châu, Nguyễn Tấn Cương, Trương Hán Minh, Trang Phượng, Tô Sanh, Bùi Hải Sơn, Phạm Thanh Tâm, Trần Văn Thảo, Ca Lê Thắng…

Sớm xác định tranh ký họa kháng chiến là nét đặc trưng của bảo tàng, bộ sưu tập ký họa miền Nam phản ánh cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân miền Nam trong kháng chiến luôn tạo được nhiều cảm xúc cho người xem. Thế mạnh của mảng đề tài ký họa kháng chiến được tìm thấy qua tác phẩm của Vũ Ba, Trần Quang Bộ, Trường Chăm, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam, Phạm Mùi, Phan Oánh, Phan Phương Trực, Võ Xưởng…

Một bộ phận trưng bày khác, tạo sắc thái riêng của bảo tàng là bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật Sài Gòn trước năm 1975. Qua nhiều đề tài phong cảnh, tĩnh vật, chân dung được thể hiện qua nhiều bút pháp hiện thực, biểu hiện, trừu tượng, công chúng xem tranh sẽ gặp lại một số tác phẩm của Hồ Thành Đức, Trần Kim Hùng, Bé Ký, Nguyễn Lâm, Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Phước, Nguyễn Văn Rô, Nguyễn Siên, Trương Thị Thìn, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Trung…

Giới thiệu phần tuyển chọn tiêu biểu các hiện vật sưu tập trong 5 năm qua tại khu trưng bày này, đang hé lộ sự mở đầu đổi mới trong hoạt động mỹ thuật ở TPHCM. Với cơ ngơi mở rộng, chuẩn bị trùng tu và sắp xếp lại “kho tàng” hiện vật khá phong phú, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đang tạo sức thu hút từ nhiều nét đặc trưng, độc đáo của khu vực phía Nam.

Từ vị thế mới, thời gian tới, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của công chúng trong, ngoài nước nhiều hơn, cao hơn, xứng tầm là một trong hai bảo tàng mỹ thuật lớn, tiêu biểu của Việt Nam.

(Kim Ửng)

No comments:

Post a Comment

Thank you for writing!