TÚ DUYÊN :: THỦ ẤN HỌA

A dedicated website has been launched by a fan. Created to highlight the work of woodblock printmaking, an art form and prints of highest artistic stage by Vietnamese artist Tu-Duyen!

“…Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ khiến người coi cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng từng lúc, từng khi. Cái đó là do theo nguồn cảm hứng của họa sĩ tạo nên. Họa sĩ ấy là ai? Là TÚ DUYÊN vậy…”

Saturday, March 24, 2012

MỸ THUẬT

Thiếu nữ
Sự kiện ngày 2/9/1945 đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử lớn của dân tộc ta. Đó là ngày khai sinh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt thời kì nô lệ trên 60 năm của dân tộc ta, đồng thời mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.Đưa nước Việt Nam thành một nước độc lập, tự chủ và có quyền sánh vai với các quốc gia trên thế giới.Từ đó đến nay, lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm, liên tục chống giặc ngoại xâm và giành được nhiều thắng lợi. Năm 1975 công cuộc kháng chiến chống mĩ của dân tộc ta đạt được thắng lợi hoàn toàn , nước Việt Nam thống nhất về một mối, bước vào quá trình xây dựng và khôi phục đất nước. Cùng với sự phát triển của lịch sử, Mỹ thuật cũng có nhiều thay đổi qua các thời kì. Nhìn lại chặng đường đã qua, mỹ thuật đã làm tròn chức năng của mình. Hiện thực xã hội Việt Nam từ năm 1945 đến nay được phản ánh một cách chân thực và sinh động trong các tác phẩm nghệ thuật. Hình ảnh con người mới trong lao động sản xuất, trong chiến đấu xuất hiện trong mỹ thuất dưới nhiều dáng vẻ khác nhau, rất phong phú. Mỹ thuất trong thời kì này có lúc trầm tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử nhưng đã thực sự trưởng thành, là một nền mỹ thuật cách mạng có vóc dáng lớn lao và hoàn thiện. Mỹ thuật Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 đến nay đã đạt được nhiều thành công đáng kể như: sự đa dạng phong phú của chủ đề, đề tài và những hình tượng thành công trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại; sự phát triển của chất liệu, thể loại; đội ngũ và phong cách sáng tác. Đây là một thời kì phát triển đặc biệt của lịch sử mỹ thuật nước nhà. Một nền nghệ thuật tạo hình cách mạng được hình thành và phát triển phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Một nền nghệ thuật vừa giữ được những nét riêng của người Việt Nam vừ a tiếp cận được với mỹ thuật thế giới, tạo ra những tác phẩm mỹ thuật Việt Nam song không lạc hậu so với tranh, tượng thế giới. Từ những vấn đề tài nói trên tôi chọn và đi sâu vào đề tài “những thành công về chất liệu và thể loại” của mỹ thuật Việt Nam từ năm 1945 đến nay để thấy được sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam nói chung và sự phát triển thành công của chất liệu và thể loại nói riêng trong thời kỳ này. 

B/ PHẦN NỘI DUNG. 

Trong thời kỳ này,không riêng nội dung thay đổi mà chất liệu mỹ thuật thời nay cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các hoạ sỹ hầu như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệu mỗi người một khác nhau: mau dầu, sơn dầu, phấn màu, mực nho, mực bột, sơn mài.. sự đa dạng của chấ liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm. 

1/ Sự phát triển của chất liệu.
1.1/ Sự phát triển của chất liệu hội họa 
1.1.1/ Sự phát triển của chất liệu hội họa từ 1945 đến 1975 

Đây là thời kỳ rất khó khăn nhưng cũng thật vinh quang của lịch sử dân tộc. Quân và dân ta đã chiến đấu bền bỉ, kiên cường để đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mỹ thuật cũng đã phản ánh khá trung thực đới sống xã hội Việt Nam và góp phần vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Do hoàn cảnh lịch sử nên mỹ thuật ở khu vực Nam bộ thời kỳ này có thể tạm chia thành hai dòng chính: dòng Mỹ thuật Cách mạng, dòng Mỹ thuật Sài Gòn và vùng phụ cận. Đó cũng là một trong những đặc điểm riêng của mỹ thuật khu vực phía Nam; cùng trên một vùng lãnh thổ lại tồn tại hai mảng mỹ thuật với cách thể hiện có phần giống nhau nhưng cũng có phần khác nhau khi đề cập đến tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu thương con người. Nếu ở dòng Mỹ thuật Cách mạng là những tác phẩm với các chủ đề mạnh mẽ từ tên gọi đến ý tưởng đều thẳng thắn nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta, mục đích cuối cùng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, thì các nghệ sĩ ở Sài Gòn và vùng phụ cận lại tìm cách thể hiện bằng những tình cảm và lối diễn đạt nhẹ nhàng hơn. Nếu Mỹ thuật Cách mạng thời kỳ này chủ yếu theo phong cách hiện thực, thì một số họa sĩ Sài Gòn lại tiếp cận và thử nghiệm một số phong cách của nghệ thuật hiện đại phương Tây. Với các họa sĩ kháng chiến như Thái Hà, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam, Cổ Tấn Long Châu, Quách Phong, Trang Phượng, Nguyễn Thanh Châu, Phạm Đỗ Đồng, Phạm Minh Sáu, Nguyễn Văn Kính, Huỳnh Quốc Trọng, Lê Văn Chương, Lê Hồng Hải, Trần Hoàng Sơn… thì đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất tự hào. Họ đã sống, đã chiến đấu và sáng tác dưới làn bom rơi đạn nổ cho đến ngày đất nước thống nhất. Tình nguyện đi chiến trường, sáng tác trên chiến hào, trưng bày trên trận địa, khu căn cứ… làm sao có thể vẽ tranh sơn dầu, sơn mài, lụa… nên các họa sĩ đã dùng cọ, dùng cành cây để ghi chép lại “Những trang nhật ký bằng tranh” còn nóng hổi không khí chiến trường về những tấm gương kiên cường chiến đấu, những phút giây nghỉ ngơi sau trận đánh hay những giờ học vẽ tại căn cứ… Biết bao họa sĩ đã mãi nằm lại nơi chiến trường nhưng ký họa của họ vẫn còn đây, vẫn rung động lòng người bởi cái đẹp, bởi tình yêu quê hương, tình đồng chí, đồng đội. Những người con Nam bộ tập kết và sống xa quê hương vì hoàn cảnh không thể trở về Namnhư Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Trần Văn Lắm, Nguyễn Hiêm, Hoàng Trầm… đang ở thời kỳ sung sức trong sáng tạo và đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị “Thanh niên thành đồng”, “Trái tim và nòng súng”, “Bác Hồ câu cá”, “Bác Hồ với thiếu nhi” với nhiều đề tài hướng về quê hương Nam bộ. Ở Sài Gòn và vùng phụ cận các họa sĩ có điều kiện để sáng tác và hoạt động thuận lợi hơn. Nhiều đợt trưng bày triển lãm của các nhóm, cá nhân họa sĩ trong nước, một số triển lãm giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, sự ra đời của một số phòng tranh mỹ thuật… làm cho đời sống mỹ thuật trở nên khá sôi động. Những sáng tác thể hiện sự bình yên trong ý tưởng và suy tư, tiếp cận và thể nghiệm nghệ thuật. Tác phẩm phản ánh cuộc sống thường nhật, ước mong đất nước thống nhất, thanh bình vẫn cháy bỏng trong lòng, các đề tài phong cảnh với những quán cóc ven đường, những dòng sông mênh mang, những vườn cây trái sum suê trĩu quả… hay những thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài duyên dáng. Những họa sĩ như Lê Văn Đệ, Nguyễn Siên, Văn Đen, Tú Duyên, Đỗ Đình Hiệp, Đinh Cường, Nguyễn Lâm, Nguyên Khai, Thuận Hồ, Nguyễn Trung, Nguyễn Văn Trung, Hồ Hữu Thủ, Đỗ Quang Em, Lê Chánh, Hồ Thành Đức, Nguyễn Trí Minh, Trương Thị Thịnh, Trần Kim Hùng… Một số họa sĩ khác đã tìm tòi và thể nghiệm xu hướng nghệ thuật trừu tượng như Tạ Tỵ, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm… hay xu hướng lãng mạn đầy chất thơ của Trịnh Cung, Đinh Cường… Với họa sĩ Nguyễn Gia Trí, người đã sống trọn đời vì nghệ thuật, đã bỏ ra hàng chục năm trời ròng rã sáng tác bức tranh sơn mài “Vườn xuân Trung – Nam – Bắc” mà ngày nay đang được trưng bày trang trọng trong không gian của Bảo tàng Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh. Tác phẩm là ước mơ về một mùa xuân hòa bình, thống nhất, hạnh phúc với cánh én báo xuân, tiếng đàn tranh réo rắt, những thiếu nữ thướt tha, duyên dáng trong tà áo dài, những em bé đang vui đùa… Như vậy, dù là cách thể hiện có khác nhau giữa các họa sĩ tham gia kháng chiến và họa sĩ sống ở Sài Gòn những tất cả họ đã tạo nên sự độc đáo của mỹ thuật Nam bộ, phản ánh một thời kỳ lịch sử đặc biệt, mà điểm chung nhất vẫn là vì con người, vì một đất nước thanh bình và một thiên nhiên miền Nam tươi đẹp.

1.1.2/ sự phát triển của chất liệu hội họa từ 1975 đến nay
Tháng 4 năm 1975 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và mỹ thuật Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ mới. Hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mỹ thuật. Mặc dù vậy, nhiều nghệ sĩ vẫn âm thầm tìm tòi sáng tạo. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) với chủ trương đổi mới đã mang lại những thành tựu về kinh tế và tác động tích cực đến khả năng sáng tạo nghệ thuật của giới nghệ sĩ. Việc mở cửa giao lưu với quốc tế đã tạo điều kiện cho mỹ thuật Việt Nam phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là môt địa phương rất năng động trong chính sách mở cửa, có nhiều điều kiện thuận lợi trong mối giao lưu quốc tế thể hiện tính tiên phong trong hoạt động mỹ thuật. Nhiều xu hướng nghệ thuật được thể nghiệm và được công chúng chấp nhận, xuất hiện những nhà sưu tập tranh trong nước, thu hút khách tham quan quốc tế, nhiều phòng tranh ra đời, các triển lãm được tổ chức… tạo ra một thị trường tranh Việt Nam vào giaữ thập niên 90 của thế kỷ XX. Có thể nói những năm 1990 là giai đoạn mà mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, thu hút giới mỹ thuật ngày càng đông, xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài những họa sĩ đã trưởng thành trong sáng tạo từ những giai đoạn trước như Thái Hà, Nguyễn Cao Thương, Huỳnh Phương Đông, Hoàng Trầm, Tú Duyên, Phạm Văn Tâm, Cổ Tấn Long Châu, Quách Phong, Búi Tấn Hưng, Lê Thanh Trừ, Nguyễn Hoàng, Trang Phượng, Nguyễn Thanh Châu, Phạm Đỗ Đồng, Trần Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Ca Lê Thắng, Đào Minh Tri, Nguyễn Lâm, Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười), Trịnh Cung, Trịnh Thanh Tùng, Bùi Quang Ánh… vẫn tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, nay xuất hiện một thế hệ họa sĩ mới đã thể hiện khả năng, bản lĩnh sáng tạo của mình như Nguyễn Tấn Cương, Nguyễn Trung Tín, Dương Sen, Đỗ Hoàng Tường, Trần Văn Thảo, Nguyễn Thanh Bình, Hứa Thanh Bình, Lê Thánh Thư, Đỗ Duy Tuấn, Lê Xuân Chiểu, Phan Hữu Thiện, Nguyễn Thành Thi, Lê Công Uẩn, Lý Cao Tấn, Lại Lâm Tùng, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Đắc Nguyên, Nguyễn Xuân Phương… đội ngũ nữ họa sĩ cũng ngày càng hăng hái trong sáng tạo như Lê Thị Kim Bạch, Bích Trâm, Huỳnh Kim Tiến, Mai Ngọc Sương, Trần Xuân Hòa, Cao Thị Được, Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Thị Tâm, Túy Phượng, Nguyễn Thùy Hương,… Trong những năm gần đây, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân dần được cải thiện, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, hoạt động trưng bày, sưu tầm của các bảo tàng trong nước… là những điều kiện thuận lợi cho mỹ thuật phát triển. Thị trường mỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh hình thành sớm và trở nên sôi động nhất trong cả nước. Một số xu hướng, loại hình nghệ thuật mới trên thế giới cũng đã có mặt tại đây, các đề tài phong phú đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống, nhiều thế hệ họa sĩ vẫn tiếp tục sáng tác và khẳng định vị trí của mỹ thuật trong đời sống xã hội. 1.2/ sự phát triển của chất liệu điêu khắc 1.2.1/ sự phát triển của chất liệu điêu khắc từ 1945 đến 1975 Trong điều kiện chiến tranh triền miên, ở Sài Gòn và cả vùng đất Nam bộ, các nhà điêu khắc không có điều kiện thuận lợi để sáng tác và lưu giữ bảo quản tác phẩm. Các nhà điêu khắc tham gia cách mạng, sống và chiến đấu tại đất Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, tác phẩm không thể thực hiện được bằng các chất liệu hình ảnh, khó bảo quản, lưu giữ và khó phát huy vai trò trong điều kiện phải di chuyển thường xuyên của thời chiến. Nhưng một số nhà đã tập kết ra Bắc, được học tập trong nước hoặc ở các nước Xã hội chủ nghĩa thì họ sống và sáng tạo cho đến ngày đất nước thống nhất. Tác phẩm của họ, dù xa quê hương vẫn mang đậm dấu ấn của con người và vùng đất Nam bộ. Đó là các nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, Molokai, Trần Văn Lắm, Nguyễn Hải, Phạm Mười, Nguyễn Thái Bình, Phước Sanh, Đinh Rú… Đề tài thật phong phú, mỗi người một phong cách sáng tác riêng nhưng cùng nói lên cuộc sống sôi động của những năm tháng chiếc tranh ác liệt, nỗi nhớ quê hương da diết. Các nhà điêu khắc sống tại Sài Gòn và vùng phụ cận có thuận lợi hơn, đa số họ sáng tác theo xu hướng hiện thực như các tác giả Lê Văn Mậu, Lê Thành Nhơn, Mai Chửng, Nguyễn Thành Thu… với những đề tài về các vị anh hùng dân tộc, những nhà yêu nước, chân dung người thân, bạn bè… bằng các chất liệu đá, đồng, ximăng, thạch cao… 1.2.2/ sự phát triển của chất liệu điêu khắc từ 1975 đến nay Có thể nói đây là thời kỳ phát triển mạnh nhất của điêu khắc thành phố Hồ Chí Minh. Cũng như trong hội họa, thời kỳ này có nhiều xu hướng sáng tác hơn, về chất liệu cũng phong phú hơn, do điều kiện kinh tế phát triển, nhiều nhà điêu khắc thể hiện tác phẩm của mình bằng các chất liệu bền vững và đẹp như đá, đồng, gỗ, gốm… Đội ngũ sáng tác ngày càng đông hơn, bên cạnh những nhà điêu khắc đã có tên tuổi như Nguyễn Hải, Phạm Mười, Nguyễn Phước Sanh, Nguyễn Thái Bình, Đinh Rú, Phan Gia Hương… là những nhà điêu khắc trẻ, trưởng thành sau năm 1975 như Nguyễn Xuân Tiên, Nguyễn Quốc Thắng, Bùi Hải Sơn, Hoàng Tường Minh, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thanh Nam, Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyễn Oanh, Nguyễn Hồng Dương… Trải qua gần một thế kỷ, mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã hình thành và phát triển, khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội và phản ánh sinh động xã hội Việt Nam với bao thăng trầm của lịch sử. Nền mỹ thuật Việt Nam đã phát triển trên nền tảng giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc kết hợp với những tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhân loại, có một diện mạo mới và được thế giới biết đến ngày càng nhiều hơn. Sự phong phú và đa dạng trong các hoạt động và sáng tạo của các vùng, miền tạo nên nét đặc trưng của mỹ thuật Việt Namhiện đại, trong đó có sự đóng góp của mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Ngoài hội họa và điêu khắc là hai loại hình nghệ thuật chủ lực, trong mỹ thuật còn có rất nhiều tác phẩm mỹ thuật đò họa.Có thể nói đến nay đồ họa cũng đã trở thành một loại hình nghệ thuật phát triển không kém điêu khắ và hội họa.Về chất liệu cũng rất phong phú. Ngoài tranh khắc gỗ đã quá quen thuộc trong lịch sử mỹ thuật nay còn có nhiều phương tiện, chất liệu được sử dụng một cách hiệu quả và sáng tạo như khắc thạch cao, khắc kẽm đồng, các loại tranh in như in đá, in lit, in kính…Các loại tranh đồ họa vẫn tuân thủ đặc trưng ngôn ngữ của đồ họa là nét và mảng. Song trong đồ họa hiện đại, yếu tố màu sắc cũng được các họa sĩ chú ý và đưa lên ngang tầm với các yếu tố nét và mảng. 

2/ Sự phát triển của các thể loại tranh, tượng. 
Trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại , các nghệ sỹ không có sự phân biệt thể loại.Tất cả các thể loại tranh, tượng đề có mặt và có ngững thành công nhất định. Tuy vậy, đố với từng thể loại lại có sự thăng trầm khác nhau. 2.1/Sự phát triển của các loại tranh. Tranh sinh hoạt là thể loại có nhiều thành công nhất. Ta có thể xếp sự phát triển của các loại tranh theo thứ tự: tranh sinh hoạt, phong cảnh,tĩnh vật, chân dung, lịch sử. Với các thể loại phong cảnh, tĩnh vật, chân dung thì hầu như triển lãm nào cũng không thiếu vắng. Nhưng có lẽ do thói quen đánh giá giá trị trnh về nặt nội dung, tư tưởng nên tranh sinh hoạt được các họa sĩ ưu tiên hơn so với các thể loại tranh khác. Tranh chân dung chưa trơ thành nhu cầu đối với các tầng lớp trong đòi sống xã hội Việt Nam. Vì vậy đối với thể loại tranh này cũng có những hạn chế nhất định. Tỉ lệ tranh thành công ít hơn các loại khác, nhất là mảng chân dung đặc tả tính cách nhân vật. Tuy vậy, trong lịch sử tranh chân dung cũng có những tác phẩm thành công và giá trị còn nguyên đến ngày nay. TRANH CÔ LIÊN SƠN MÀI Có thể lấy một ví dụ gần đây nhất: trong 512 tác phẩm tranh treo trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2000 chỉ có 3 bức tranh chân dung. Đó là tranh “ con gái út” của Phùng My Trâm, “ Dung” của Lê Hữu Trường và “ chân dung cô gái trong chiếc áo thổ cẩm” của Lưu Vinh Yên. 2.2 Sự phát triển của các thể loại tượng Cũng giống như hội họa, đồ họa, với nghệ thuật điêu khắc các thể loại ngày càng phong phú hơn. Bên cạnh tượng tròn rất thành công thì đến nay các thể loại phù điêu như gò đồng, gò nhôm, sơn đắp, phù điêu gỗ và chất liệu tổng hợp cũng để lại nhiều tác phẩm có giá trị và độc đáo TRANH MINH HỌA Trong tình hình phát triển về kinh tế , chính trị , văn hóa như ngày nay, nhu cầu và khả năng cho tượng đài cũng phát triển hơn. Ở các thành phố lớn, các di tích lịch sử, văn hóa tượng đài bằng nhiều chất liệu đồng , đá , xi măng được dựng lên ngày một nhiều. Gần đây nhất, nhân kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đã dựng tượng đài “ chiến thắng Điện Biên” bằng chất liệu đồng từ trước tới nay trên đồi D1 ở Điện Biên. Toàn bộ tượng đài được đúc từ 200 tấn đồng với kích thước khá lớn. Riêng lá cờ đã rộng 40m2. Tượng được đặt trên bục 9-10 m lại ở trên đồi cao, do đó tượng đài vươn cao trên đồi D1 và khắp thành phố Điện Biên dù đứng ở đâu cũng nhìn thấy tác phẩm này. Nhiều tác phẩm tượng đài khác , có thể vì nhiều lí do nên chưa xứng với tầm của lịch sử, chiến thắng mà tượng đài phải thể hiện. Song sự có mặt của các tượng đài ở nhiều nơi trên đất nước ta đã cho thấy một chân dung hoàn thiện về thể loai của điêu khắc Việt Nam hiện đại. Đồng thời cũng cho chúng ta niềm tin và hi vọng vào sự đi lên và phát triền của mỹ thuật Việt Nam hiện nay và sau nay.

Nhìn chung các hoạ sỹ thời nay đã tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, chính vì vậy mỗi tác phẩm ra đời là một niềm vui lớn với họ, họ coi tác phẩm như "đ ứa con " của họ, họ nâng niu trân trọng. Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kết quả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu rự rỡ. Các ngành đều có hoạt động sôi nổi nền hội hoạ có những ưu thế thuận lợi về cách hoạt động và thu hút được nhiều hướng đi vào đời sống: tượng đài, đài tưởng niệm ở các trung tâm của các thành phố lớn, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn bằng chất liệu vững, nhiều cuộc triễn lãm đã cùng diễn ra trong một lúc, triển lãm hội hoạ ngày nay đã trở thành sinh hoạt cập nhật của xã hội, hàng loạt các phòng tranh cứ mọc lên khắp nơi, nhưng tất cả không phải đều là tác phẩm kiệt tác, có thể có nhiều tác phẩm không mang một nội dung cụ thể nào, cứ lan man một phần cũng do cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận đồng tiền, họ đã đánh mất đi vẻ đẹp của " mỹ thụât ". Nhưng nhìn chung số lượng đó rất ít ỏi, bên cạnh có nhiều hoạ sỹ đã tổ chức cuộc triển lãm của mình ở nước ngoài, họ được hoạ sỹ nước bạn đánh giá rất cao đưa nền mỹ thuật nước nhà lên tầm cao mới. Ngày nay mỹ thuật được dựa vào cuộc sống rất nhiều, nó phổ biến, đem lại sự vui vẻ hay sự suy tư cho cuộc sống con người: tranh ảnh, tranh tết, tranh cổ động, quảng cáo.. đều mang chất nghệ thuật, nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cái đẹp ngày một cao hơn, nhiều hơn gấp bội. Mỹ thuật Việt Nam đã có vạn năm phát triển kể từ văn hoá hoà bình.. trên lịch trình ấy có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chí có giai đoạn mà tư liệu hiện nay còn thiếu vắng nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn, chùa tháp trong thời quân chủ Phật giáo, là đình làng trong thời quân Nho giáo. Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hoà nhập với nhiều giá trị tạo hình của nhân loại nhưng mang diện mao riêng. Mỹ thuật thời hiện đại là giai đoạn phát triển nhất, mỹ thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiện cho trình độ văn hoá văn minh Việt Nam, là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất nước theo hướng giàu sang. Cuộc sống con người cơ bản về vật chất đã đầy đủ, thì nhu cầu về mặt tinh thần của họ cũng càng cao hơn, họ đi tìm cái đẹp trong hội hoạ, chính thế mỹ thuật càng ngày càng phát triển nhằm phục vụ cuộc sống.
(Thủy Phạm)

Friday, March 2, 2012

HỌA SĨ UYÊN HUY: NÓI CHÚNG TÔI ĐẠO VĂN THẬT LÀ OAN!

Họa sĩ Uyên Huy - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM- rất bức xúc khi bị cho là “đạo văn” trong một cuốn sách mà ông đã viết từ năm 2006 đến cuối 2011 mới được xuất bản. Thực hư của chuyện “đạo văn” này ra sao?

TT&VH ngày 7/1/2012 đăng bài về cuốn sách Mỹ thuật ở Sài Gòn - TP.HCM (NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM ấn hành quý 4/2011) trong đó nêu ý kiến của ông Phạm Hoàng Quân “tố” một số nội dung “đạo” cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM do ông Quân chấp bút (Trung tâm Văn hóa TP.HCM xuất bản 10/2006).

Sau khi TT&VH phát hành, họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM) và ông Trương Phi Đức (Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Mỹ thuật TP.HCM) hết sức ngạc nhiên. Họa sĩ Uyên Huy đã tìm cuốn sách ghi tên ông là tác giả và cho rằng: “Nói chúng tôi đạo văn thật là oan, danh dự cá nhân bị vi phạm nghiêm trọng!”.

Theo thông lệ, khi NXB ấn hành sách thì luôn có sách biếu và nhuận bút cho tác giả. Thế nhưng, họa sĩ Uyên Huy khẳng định ông không hề biết về sự ra đời đứa con của mình vì không hề có sách biếu hay thông báo của NXB.

Uyên Huy cho biết: “Cuối năm 2005, nhà lý luận - giảng viên Trương Phi Đức đã ký hợp đồng với  NXB Văn hóa Sài Gòn nhận tập hợp người để viết trả lời “100 câu hỏi về hội họa Sài Gòn - TP.HCM” hiện in thành sách Mỹ thuật ở Sài Gòn - TP.HCM. Đại diện NXB Văn hóa Sài Gòn ký hợp đồng với thầy Trương Phi Đức là Bà Đỗ Thị Phấn - Giám đốc, hợp đồng  mang số 110/HĐ, ký ngày 10/10/2005. Với tư cách là người được thầy Trương Phi Đức phân công trả lời hơn 50/100 câu hỏi, trong đó có ba câu về mỹ thuật người Hoa (câu 59, 61, 63 in trong sách), tôi xin khẳng định rằng: Từ khi giao xong bản thảo (năm 2006) cho đến nay, tôi không biết tin tức gì về quyển sách. Tôi không biết quyển sách xuất bản vào lúc nào. Thầy Phi Đức, là người trực tiếp ký hợp đồng cũng không được thông báo gì về bài vở mà tôi đã viết, kể cả việc xuất bản.”

Về ba câu hỏi đáp 59, 61, 63 in trong sách được cho “đạo” phần trả lời của Phạm Hoàng Quân, họa sĩ Uyên Huy khẳng định: “Phần trả lời in trong sách của các câu 59, 61, 63 không phải do tôi viết mà do NXB đã thây đổi hoàn toàn câu trả lời của tôi. Có lẽ NXB không hài lòng với nội dung trả lời của tôi nên đã tìm nội dung khác thay thế”.

Nhà lý luận - giảng viên Trương Phi Đức cũng khẳng định: “Tôi đã đối chiếu thì nội dung trong sách vừa xuất bản không giống như bài viết của thầy Uyên Huy đã giao cho tôi”.

Họa sĩ Uyên Huy học mỹ thuật tại Sài Gòn từ năm 1964, ông có 35 năm giảng dạy tại ĐH Mỹ thuật TP.HCM, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông bức xúc: “Tôi vốn là người sống, làm việc tại Sài Gòn từ xưa cho đến nay, ông Tú Duyên và ông Đới Ngoạn Quân đều là thầy cũ của tôi. Hơn nữa tôi ở Hội Mỹ thuật TP.HCM ba nhiệm kỳ, danh sách hội viên chuyên ngành, câu lạc bộ tôi đều biết rất rõ. Thế thì tại sao tôi lại viết sai tên hai người thầy của mình khi trả lời ba câu hỏi về mỹ thuật người Hoa?! Điều cực kỳ phi lý là tại sao tôi lại liệt tên thầy Tú Duyên (vốn là nghệ sĩ lãnh vực đồ họa) vào lực lượng họa sĩ người Hoa với tên là Hạ Tú Duyên? Không lẽ thầy dạy của tôi mà tôi lại lãng quên một cách kỳ cục như vậy!”.

Kiện ai?

Họa sĩ Uyên Huy đã gửi thư giải trình, khiếu nại đến Ban giám đốc NXB Văn hóa Sài Gòn. Tuy nhiên, NXB Văn hóa Sài Gòn nay đã nhập với một NXB khác để trở thành NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM. Với Ban giám đốc mới, không biết ai sẽ trực tiếp trả lời về vụ “đạo văn” này?

“Là những người làm công việc giảng dạy, chúng tôi rất không hài lòng về sự tắc trách, bội tín trong vụ việc này. Chúng tôi nghĩ rằng NXB phải có trách nhiệm giải thích sự việc cho độc giả báo TT&VH và có trách nhiệm trước uy tín của cá nhân tôi” - họa sĩ Uyên Huy bộc bạch.

Theo hợp đồng được ký giữa ông Trương Phi Đức và NXB Văn hóa Sài Gòn, thì tổng trị giá cho việc trả lời 100 câu hỏi là 25 triệu đồng. Nhưng mãi cho đến năm 2012 này, NXB mới chỉ giao cho ông Trương Phi Đức 10 triệu đồng. Hiện hợp đồng này ông Phi Đức còn giữ. Bản thân họa sĩ Uyên Huy, cho đến ngày hôm nay mới chỉ nhận 4 triệu đồng tiền ứng viết bài từ ông Trương Phi Đức.

(Hoàng Nhân | TTVH)

Sunday, January 29, 2012

CHIA SẺ VÀI Ý NIỆM

(trích đoạn)...

Tranh Trần Bình Trọng: Từ lâu tôi đã rất kính phục vị dũng tướng này của nhà Trần. Tôi đã xem hình vẽ về ông của một số họa sĩ Việt nam trước đó. Tôi thích bức tranh của họa sĩ Tú Duyên. Trong tranh bộc lộ vẻ khảng khái, coi thường vinh hoa, phú quý, xem nhẹ cái chết của Trần Bình Trọng. Khi phác thảo tranh ông, tôi vẫn nghĩ hoài câu "sinh vi tướng, tử vi thần". Cho nên vừa xong bức Lý Thường Kiệt, tôi tạo phác thảo Trần Bình Trọng ngay cũng với ý tưởng đó. Nếu như Lý Thường Kiệt là hộ quốc thần từ trời hiển hiện ra thì Trần Bình Trọng là vị hộ quốc thần từ sông núi vươn lên. Tôi nhớ đến cái trụ đồng Mã Viện muốn "xiềng xích" dân mình. Cho nên tôi vẽ ông từ bán thân là núi, vươn dậy bức xiềng xích đó, khí thế uy dũng, rền vang trời đất. Tôi đưa thêm vào tranh một con mãnh hổ để họa thêm cho ý "mãnh hổ tướng". Và phía dưới là nhỏ bé một đoàn quân xâm lược đang hoảng vía, kinh sợ. Tôi sử dụng lối vẽ truyện tranh hiện đại cùng với bộ môn graphic design. Khi được khoảng 90% hoàn tất, tôi cho một số trẻ em xem để dọ ý. Tụi nhỏ trong lớp Việt ngữ trầm trồ "Vietnamese hero" không thua gì "super hero" của Mỹ. Tụi nhỏ háo hứng hỏi "Who is he?" "Please tell us about him". Chỉ có thế, tôi chỉ mong bọn nhỏ qua các bức vẽ của Viet Toon sẽ thích thú mà tìm đến sử sách Việt nam. Được vậy thì ở quê người, dù thời gian trải dài về sau bao lâu, vẫn không e ngại họ sẽ mất gốc.

Có dịp tôi sẽ lại xin phép tâm tình thêm về các họa phẩm khác. Tuy nhiên, sẵn đây, một lần nữa, tôi xin chân thành cảm tạ và tri nhận ý kiến đóng góp của quý vị. Có những bức tranh đã được tu chỉnh nhờ các ý kiến chỉ bảo ấy. Xin nghiêng mình cảm ơn.

(viettoon)

Saturday, January 21, 2012

SAIGON FINE ARTS MUSEUM

I visited the Saigon Fine Arts Museum today and then wandered around District 1. It was a hot day but the streets were quieter on the eve of the big celebration tomorrow – 2012 Lunar New Year’s Eve – the  Year of the Dragon! There are gazillions of yellow mums and other flowers in special displays and street decorations throughout Saigon – very beautiful! To say countries in the world get super serious about their traditional holidays is an understatement.

Saigon Fine Arts Museum
Saigon’s Fine Arts Museum supposedly houses some of the best Vietnamese art. I found the sculptures and the building itself the most fascinating. The building is magnificent and one of the best examples of French Colonial architecture in the city.  The museum includes oil paintings, ink drawings, wood block, and sculptures along with Vietnamese ceramics and lacquer ware. The works on display are by both Vietnamese and foreign artists and shown on three levels.  Some of the artists I enjoyed most are Tu Duyen whose wood block printing on silk is known worldwide and Truong Han Minh’s beautiful Chinese ink drawings.

The first level of the museum displays a combination of traditional Chinese art, modern art, Belle Époque, and Soviet propaganda art and to me it was not exceptional. The second floor has mostly political art – meaning propaganda – on the Vietnam War. There was also Chinese-style porcelain,  oil on canvas, and lacquer.

The third floor was cordoned off and it supposedly has the most interesting exhibits in the museum, including works of art from Vietnam’s ancient civilizations. It was disappointing to not see the Champa statues, Oc Eo pottery and sculptures, and wooden statuettes from the central highlands.

At first I was literally the only one in the museum – except for one guard in the front who was busy eating noodles, but then a few more foreigners arrived. The museum is not air-conditioned and has fans placed around the galleries. Some pieces displayed didn’t have captions. I enjoyed the large sculpting displayed outside the building and took many photos. Surprisingly there were some beautifully feathered chickens wandering around the grounds.

After touring the museum I decided to have Dim Sum lunch at Kabin Restaurant in the 5-star Renaissance Riverside Hotel along the Saigon River. They have a fantastic Dim Sum lunch special and Kabin ranks among the top finest Chinese restaurants in Ho Chi Minh. In my opinion their Dim Sum can’t begin to hold a candle to those I regularly enjoyed in San Francisco’s China Town while living there for 35 years – the food wasn’t even close!

The old French hotels along the river like the Majestic, Grand, and Riverside are absolutely spectacular buildings – couldn’t get enough of them!

Tomorrow I’m going on a Saigon River tour to the Chu Chi tunnels of the Vietnam War which I wrote a little about in my January 8th blog.

(suemtravels)

Tuesday, January 10, 2012

BẠN BÈ

Hoàng Hải Thủy gặp nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh và họa sĩ Tú Duyên (01/1990)

Saturday, January 7, 2012

SÁCH MỸ THUẬT MỚI RA - MỘT SỐ PHẦN BỊ CHO LÀ ĐẠO VĂN

Quyển sách Mỹ thuật ở Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh (Mỹ thuật ở SG TP.HCM) (NXB Văn hóa – Văn nghệ, quý 4. 2011) do Uyên Huy, Trương Phi Đức, Lê Bá Thanh soạn thuộc bộ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM (khoảng 30 quyển), được đầu tư công phu, do Cao Tự Thanh, Hoàng Mai, Hồng Duệ… chủ biên. Bộ sách này có vài quyển đã trở thành cẩm nang tra cứu cho các độc giả không chuyên; có nhiều quyển chỉ hỏi đáp những gì mà người viết biết, nên khá bó hẹp và manh mún; có quyển bị cho là đạo văn như Mỹ thuật ở SG TP.HCM vừa đề cập.

Trong quyển sách này, phần hỏi đáp về mỹ thuật người Hoa có thể xem là bản chép từ Hội họa và thư pháp của người Hoa tại TP.HCM do Phạm Hoàng Quân viết, từng in trong cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM (Trung tâm Văn hóa TP.HCM, tháng 10. 2006), với nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc, Trương Ngọc Tường, Lý Lược Tam, Lê Hải Đăng và Phạm Hoàng Quân.
 
GIỐNG CẢ CHI TIẾT SAI

Tại câu hỏi số 59 trong quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM (từ trang 198 đến 202), với nội dung: “Xin cho biết tổng quan về sự hình thành và phát triển hội họa của người Hoa ở thành phố đến 1975”, phần viết về các họa sĩ như Lưu Khúc Tiều, Đới Ngoan Quân, Tả Bạch Đào, Hà Lãng Hùng, Chiêm Quốc Hùng, Triệu Thiếu Ngang, Lương Thiếu Hàng… có thể nói là chép gần như 90% từ “Những họa gia tiên phong và quá trình truyền thụ” của Phạm Hoàng Quân trong cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM (từ trang 233 cho đến 237).

Tại câu hỏi số 61 với nội dung: “Xin cho biết về hoạt động hội họa của người Hoa từ lúc hình thành đến 1975” (từ trang 206 đến 209) thì gần như chép nguyên văn phần “Hoạt động hội họa của người Hoa từ lúc hình thành đến 1975″ trong phần nghiên cứu của Phạm Hoàng Quân (từ trang 237 đến 240), tất nhiên có cắt bỏ một hai ý ngắn.

Tại câu hỏi số 63 với nội dung: “Xin cho biết về nghệ thuật thư pháp của người Hoa” (từ trang 216 đến 219) thì chép từ phần “Thư pháp Việt Nam và thư pháp của người Hoa ở Nam bộ” của Phạm Hoàng Quân (từ trang 246 đến 250).

Chắc chắn sẽ có những thắc mắc kiểu như: Liệu có phải nhóm tác giả Uyên Huy, Trương Phi Đức, Lê Bá Thanh và Phạm Hoàng Quân cùng tham khảo từ một tài liệu tiếng Hoa nào đó nên có sự giống nhau về thông tin?

Thế nhưng, ở đây có những biểu hiện để thấy rằng không phải như thế.

Thứ nhất, về tài liệu tham khảo, quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM không cho thấy có tham khảo tài liệu tiếng Hoa hay các tài liệu liên quan trực tiếp đến mỹ thuật người Hoa. Ngay cả cuốn Văn hóa và nghệ thuật người Hoa TP.HCM của nhóm Phạm Hoàng Quân cũng không có trong danh mục tham khảo của quyển này.

Thứ hai, tất cả những sai sót trong quá trình phiên âm và đánh máy của Phạm Hoàng Quân đều được quyển Mỹ thuật ở SG TP.HCM sao chép nguyên, ví dụ Đới Ngoạn Quân (đúng phải là Ngoan), Hạ Tú Duyên (đúng phải là Tú Duyên), Triệu Thiếu Ngan (đúng phải là Ngang), Huỳnh Tuấn Bá (đúng phải là Tuần), Phổ Tâm Tư (đúng phải là Dư), Hoàng Quân Bính (đúng phải là Bích)… Cho nên, nếu có tham khảo chung một tài liệu thì cách phiên âm tên họa sĩ phải khác nhau ở những điểm sai này.

PHẠM HOÀNG QUÂN LÊN TIẾNG

Chúng tôi có liên hệ vài lần qua điện thoại với Uyên Huy và Trương Phi Đức để hỏi về điều này, nhưng đến nay vẫn chưa kết nối được. Riêng Phạm Hoàng Quân thì cho biết các nghiên cứu này của anh phần lớn dựa vào tài liệu tiếng Hoa, bản tiếng Việt này đã công bố một số nơi như báo Sài Gòn Tiếp Thị, bản tiếng Anh đã in trên tạp chí hàng không của Singapore từ 3-4 năm trước.

Phạm Hoàng Quân nói rằng giữa người làm nghiên cứu với nhau, tham khảo, trích lục là điều cần thiết, nhưng nên ghi nguồn hoặc chú thích cụ thể để độc giả tránh hiểu lầm. Bởi nếu không tôn trọng nguyên tắc này, về sau sẽ có nhiều thị phi đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến phẩm giá của nhau.

“Tôi chẳng muốn làm rùm beng chuyện này, thậm chí không đòi tiền tác quyền, mà đáng ra tôi phải được hưởng. Tôi chỉ muốn nhóm tác giả Mỹ thuật ở SG TP.HCM phải có lời đính chính hoặc chú thích để mọi người được rõ; trong những lần tái bản sau, nếu không tiện chú thích nguồn thì xin bỏ phần nghiên cứu của tôi ra khỏi quyển sách”, Phạm Hoàng Quân nói.

Tham vọng của bộ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM là dựng lên một địa chí văn hóa, một tiểu từ điển bách khoa về thành phố có bề dày và rất đa diện. Đáng lý, với tiêu chí như vậy, những người biên soạn phải hết sức nghiêm túc trong việc thực hiện để bộ sách đạt đến độ xác tín. Rất tiếc, vẫn còn những con sâu làm rầu nồi canh.

(Như Hà | Thể Thao & Văn Hóa)